Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Nếu tăng thu thuế bảo vệ m��i trường đối với xăng dầu, th��m 1.000 đồng/lít xăng sẽ khiến giá xăng tăng cao hơn

Tại cuộc họp ở Ban Chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì sáng nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề xuất với lãnh đạo Chính phủ: Nếu Quốc hội thông qua tăng thuế môi trường đối với xăng dầu kịch khung thì không nên thực hiện thu trong tháng 9 như đề xuất của Bộ Tài chính.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng: Nếu tăng thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, thêm 1.000 đồng/lít xăng sẽ khiến giá xăng tăng cao hơn. Trong năm 2018, Bộ kiến nghị nếu Quốc hội phê duyệt cho tăng thu thuế bảo vệ môi trường thì chúng ta chưa nên thu ngay trong tháng 9 hoặc thu trong năm nay, đồng thời có lộ trình thích hợp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
"Nếu tháng 9 điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, thì đây cũng là thời điểm trùng với giá các mặt hàng và dịch vụ tăng như y tế, giáo dục, gây áp lực đối với đời sống kinh tế. Nếu 2018 không có thu thuế bảo vệ môi trường với xăng là tốt nhất", Thứ trưởng Hải kiến nghị.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng góp ý với Chính phủ, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường thì nên tăng theo lộ trình, với lần đầu tăng khoảng 500 đồng/lít thay vì tăng thêm 1.000 đồng/lít xăng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tán đồng với phương án chia giai đoạn tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, ông yêu cầu tăng cường sử dụng Quỹ bình ổn để giảm giá xăng, hoặc có thể ngừng trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu trong một thời gian để góp phần giảm giá xăng dầu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương xây dựng Đề án giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu sinh học (E5) để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm này và giảm giá.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, không để xảy ra việc tác động tăng lạm phát "kép" đến từ việc tăng tỷ giá và tăng giá xăng dầu trên thế giới.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm biến động tương đối sát với dự báo trước đó của các cơ quan liên quan.
Theo đó, tại phiên họp ngày 29/5 của Ban Chỉ đạo, nhóm giúp việc dự báo CPI tháng 6 tăng khoảng 0,43- 0,85% và thực tế CPI tháng 6 chỉ tăng 0,61% (chịu tác động tăng chính do giá thịt lợn tăng trong đó khoảng 0,34%).
Theo Cục Quản lý giá, các nhân tố gây tăng giá trong nửa đầu năm 2018 chủ yếu xuất phát từ yếu tố thị trường, hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất hiện từ công tác điều hành của Chính phủ. Trước tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng cao, Chính phủ đã chỉ đạo không tăng giá điện trong năm nay, giữ ổn định các mặt hàng do Nhà nước định giá trong tháng 6, tiếp tục rà soát để đẩy nhanh các mặt hàng có khả năng giảm (giá thuốc, giá vật tư y tế thông qua đấu thầu), quyết liệt triển khai biện pháp bình ổn giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao,...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định lạm phát tháng 6/2018 không có gì bất thường. Nếu loại trừ yếu tố giá thịt lợn tăng mạnh nhất thì lạm phát tháng này chỉ tăng 0,27%, có thể coi là mức tăng lạm phát của tháng thấp nhất từ trước tới nay.
Vẫn theo Phó Thủ tướng, ở đây không có yếu tố lạm phát theo chu kỳ hay do điều hành vĩ mô. Chính phủ nhắc tới ảnh hưởng chu kỳ 10 năm là để dự phòng chứ không phải xác định để đối phó khi mà chúng ta đã có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trong điều hành, tổ chức sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét