Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Hành trình xây dựng tập đoàn đa ngành từ buôn nông sản, kinh doanh vàng bạc đá quý đến bất động sản của nhà sáng lập Charm Group

Nguồn: https://vietnambiz.vn/hanh-trinh-xay-dung-tap-doan-da-nganh-tu-bat-dong-san-den-trang-suc-da-quy-xuat-khau-cua-nha-sang-lap-charm-group-20210929192441932.htm

 
Mua lại DCT Group từ một tập đoàn Hàn Quốc vào năm 2019, ông Trần Kha Minh cùng các cộng sự sau đó đã phát triển tập đoàn đa ngành gồm bất động sản, xuất nhập khẩu, kinh doanh trang sức đá quý, nông sản và thực phẩm chức năng,…

Vào những năm 2010, Charm Engineering - Tập đoàn điện tử và công nghệ bán dẫn của Hàn Quốc xúc tiến đầu tư 7 dự án bất động sản (BĐS) tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 895 triệu USD.

Dự án đầu tiên được triển khai tại Bình Dương với tên gọi Khu phức hợp Charm Plaza, do đại diện pháp nhân của tập đoàn là Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) làm chủ đầu tư.

Thời điểm đó dự án được quảng bá có 6 block cao 25 tầng với trên 2.700 căn hộ 50-70 m2/căn, tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD.

Ông Jeon Yong Ho, Giám đốc DCT Group từng chia sẻ với Báo Bình Dương, tập đoàn chọn Sóng Thần - Bình Dương để phát triển nhà ở nhằm đón đầu cơ hội làm ăn từ người dân địa phương và các chuyên gia nước ngoài.

Theo ước tính của ông Jeon Yong Ho, Bình Dương có khoảng 600 doanh nghiệp Hàn Quốc thì riêng khu vực Sóng Thần đã chiếm gần 300 doanh nghiệp và những doanh nghiệp này sẵn sàng chi tiền mua căn hộ ở đây để thuận tiện hơn trong việc sinh hoạt, đi lại.

Tuy nhiên từ cuối năm 2018, Charm Engineering lần lượt thoái hết vốn tại 5 công ty con kinh doanh BĐS ở Việt Nam để tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi, theo trang Thelec (Hàn Quốc). Trong đó, Khu phức hợp Charm Plaza được bán lại trong năm 2019 với giá ước tính 7 tỷ Won (1 Won = 21,33 VND theo tỷ giá Vietcombank công bố ngày 31/12/2019).

Chuỗi dự án BĐS thương hiệu Hàn của ông Trần Kha Minh

Hành trình xây dựng tập đoàn đa ngành từ bất động sản đến trang sức đá quý, xuất khẩu,... của nhà sáng lập Charm Group  - Ảnh 1.

Ngày 7/5/2019, DCT Group chính thức được sở hữu bởi một nhóm cổ đông cá nhân người Việt, trong đó ông Trần Kha Minh sở hữu 70% vốn, qua đó sở hữu dự án Charm Plaza. Kể từ thời gian này, ông Trần Kha Minh cùng các cộng sự phát triển chuỗi dự án BĐS mang thương hiệu Hàn - Charm City và Charm Resort thông qua các thương vụ M&A.

Cụ thể, thành viên của DCT Group và Charm Group là Công ty TNHH Du lịch Khách sạn Phúc Đạt đã mua lại dự án Charm Long Hải Resort & Spa (trước đây là Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil - Long Hải) từ liên doanh Thuduc House (Mã: TDH) và đối tác Hàn Quốc.

Dự án này sau đó được giới thiệu với tên thương mại là Charm Resort Long Hải, do Phúc Đạt làm chủ đầu tư và chính thức khởi công vào đầu tháng 5/2020. Toàn dự án có quy mô 4,7 ha và cao 12 tầng, gồm 972 căn condotel, 24 căn biệt thự nghỉ dưỡng và 17 căn shophouse. Dữ liệu từ DKRA Vietnam cho biết, 456 căn condotel tại dự án đã được mở bán vào tháng 1.


DCT Group huy động 2.000 tỷ cho Charm City Bình Dương và khu du lịch ở Hồ Tràm

  DCT Group là chủ đầu tư của Khu phức hợp Charm City Bình Dương và thông qua các đơn vị thành viên, doanh nghiệp còn phát triển nhiều dự án nghỉ dưỡng mang thương hiệu Charm tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Giai đoạn 28/6-22/9, Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam (DCT Group) đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức tín dụng và hai công ty chứng khoán. Lô trái phiếu có kỳ hạn ba năm và lãi suất cố định 10%/năm.

    Các trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản được định giá hơn 2.838 tỷ đồng, gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và phát sinh từ hợp đồng mua bán căn hộ, công trình xây dựng hình thành trong tương lai tại Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1; quyền sử dụng đất và công trình hình thành trong tương lai tại Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm.

    Với số tiền huy động được, DCT Group sẽ đầu tư xây dựng Tòa tháp Charm Diamond, nhà ở liên kết thương mại dãy LK3, LK4 nằm trong Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần (Charm City Bình Dương) thuộc Khu phức hợp Charm Plaza 1 và phát triển Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm.

    Trong đó, Charm City Bình Dương nằm ở phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, do DCT Group làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 5 ha, bao gồm ba tòa tháp Sapphire, Ruby và Diamond với khoảng 2.047 căn hộ.

    DCT Group rót vốn cho dự án Charm Plaza Bình Dương và khu du lịch ở Hồ Tràm - Ảnh 1.

    Khu phức hợp Charm City Bình Dương do DCT Group làm chủ đầu tư. (Ảnh: DCT Group).

    Còn Khu du lịch Thiên Bình Minh - Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do CTCP Thiên Bình Minh làm chủ đầu tư. 

    Báo Bà Rịa - Vũng Tàu từng thông tin, dự án được giao đất từ tháng 10/2003 và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tháng 12/2004. Nhiều năm liền dự án vẫn chưa hoàn thành do vướng giải phóng mặt bằng.

    Khu du lịch nói trên từng có sự tham gia của CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã: HPX) thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Hải Phát - Bình Thuận. Tuy nhiên, nhiều khả năng DCT Group đã mua lại dự án vào cuối năm 2019.

    DCT Group ban đầu thuộc 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2019, ba cá nhân Việt đã mua lại doanh nghiệp, trong đó ông Trần Kha Minh sở hữu 70% vốn.

    Cũng kể từ thời gian này, DCT Group giới thiệu triển khai 4 dự án tại Bình Dương, Long Hải, Hồ Tràm, Vũng Tàu với tổng quy mô 32 ha và dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 7.000 sản phẩm.

  • Nguồn: https://vietnambiz.vn/dct-group-rot-von-cho-du-an-charm-plaza-binh-duong-va-khu-du-lich-o-ho-tram-20210928231611404.htm

Louis Capital muốn tham gia vào dự án nghỉ dưỡng hơn 50.000 m2 ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu

CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành thành lập năm 2007, được giao cho đầu tư dự án Khu du lịch Hải Minh (The Long Hai Beach) quy mô hơn 50.000 m2 tại tỉnh lộ 44A, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư dự án ban đầu là 712 tỷ đồng.

Ngày 21/3/2010, dự án đã chính thức được khởi công xây dựng với sự kết hợp của Công ty TNHH Bất Động Sản Danh Khôi là đơn vị hợp tác, tư vấn và phát triển dự án, dự kiến hoàn thành giai đoạn I vào cuối năm 2011.

Dự án được chia làm ba khu gồm Khu A là đất biệt thự ven biển để ở và nghỉ dưỡng với tổng diện tích 31.741,7 m2; Khu B là đất tổ hợp căn hộ du lịch và khách sạn với tổng diện tích 15.533 m2; Khu C là khu dịch vụ biển, hồ tắm nước ngọt với diện tích 3.190 m2.

Tháng 7/2018, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng ra quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu du lịch Hải Minh. Theo đó, diện tích giao thông nội bộ giảm và diện tích đất xây dựng tổ hợp khách sạn và căn hộ du lịch tăng.

Louis Capital muốn tham gia vào dự án nghỉ dưỡng hơn 50.000 m2 ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh 1.

Dự án The Apus do CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành làm chủ đầu tư, PPG Holdings làm đơn vị phát triển. (Ảnh: batdongsan.com).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/louis-capital-muon-tham-gia-vao-du-an-nghi-duong-hon-50000-m2-ven-bien-ba-ria-vung-tau-20210930093119751.htm

Rộ rao bán BĐS theo quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo, có mảnh 250 triệu đồng/m2

 Dù cầu Trần Hưng Đạo còn chưa chốt phương án kiến trúc, giới đầu cơ và môi giới đã rầm rộ sử dụng thông tin quy hoạch này để đẩy giá BĐS, thu hút nhà đầu tư.

Mới đây, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Đáng chú ý, dù UBND TP Hà Nội vẫn chưa chốt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, nhưng giới đầu cơ, môi giới bất động sản đã rầm rộ sử dụng thông tin này để "tạo sóng" đầu tư tại thị trường quanh khu vực dự kiến có cầu đi qua.

Theo khảo sát trên các diễn đàn và trang thông tin về bất động sản, gần đây xuất hiện khá nhiều thông tin rao bán nhà đất, dự án "ăn theo" thông tin triển khai cầu Trần Hưng Đạo .

"Gần cầu Trần Hưng Đạo", "đón đầu cầu Trần Hưng Đạo", "ngay gần cầu Trần Hưng Đạo chuẩn bị khởi công xây dựng"... đó là lời mời chào được môi giới, chủ đất nêu ra như một lợi thế của các căn nhà trên phố Hồng Tiến, Tư Đình (quận Long Biên).

Đồng thời đã có hiện tượng đẩy giá tại những khu vực dự kiến cầu Trần Hưng Đạo giao cắt.

Trên Batdongsan.com.vn, một mảnh đất 40 m2 tại phố Hồng Tiến, được giới thiệu là  "con phố tiềm năng số một tại Long Biên", "gần nút giao cầu Trần Hưng Đạo", có giá rao bán 250 triệu đồng/m2.

Một căn nhà khác cũng trên mặt phố Hồng Tiến, diện tích 480 m2, mặt tiền 20 m, được rao bán giá 97 tỷ đồng, tương đương 200 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, không khó để tìm các mảnh đất khác trên phố Ái Mộ, Ngõ Trạm, Tư Đình... được rao bán với mức giá trên 150 triệu đồng/m2.

Rộ rao bán đất 'ăn theo' quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo, nhà đầu tư có nên 'đón sóng'? - Ảnh 1.

Thông tin về cầu Trần Hưng Đạo trở thành "điểm cộng" cho các bất động sản quanh khu vực. (Ảnh chụp màn hình).

Nhận định về tác động của thông tin quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo đến giá cả, nguồn cầu thị trường bất động sản khu đông Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng,...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ro-rao-ban-bds-theo-quy-hoach-cau-tran-hung-dao-co-manh-250-trieu-dong-m2-20210928165112565.htm

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Amata và tập đoàn từ Hàn Quốc, Nhật Bản đề xuất đầu tư hai KCN 1.400 ha tại Quảng Yên, Quảng Ninh

KCN do Tập đoàn Marubeni đề xuất có diện tích 724 ha; KCN do Tập đoàn GS đề xuất có diện tích 676 ha.

Dự kiến hai KCN phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, kỹ thuật số, sức khỏe và dịch vụ, thu hút đầu tư các nhóm ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Trong hai KCN này có các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo phục vụ công nhân trong KCN và người dân khu vực lân cận, nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

Hiện nay KKT ven biển Quảng Yên đang thực hiện rà soát lại quy hoạch chung xây dựng, qua đó sẽ rà soát lại quỹ đất phù hợp để thực hiện thu hút đầu tư.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, KKT ven biển Quảng Yên hiện đã có nhiều KCN, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy còn rất ít, chưa đạt được kỳ vọng của địa phương. 



Xem thêm: https://vietnammoi.vn/amata-va-tap-doan-tu-han-quoc-nhat-ban-de-xuat-dau-tu-hai-kcn-1400-ha-tai-quang-yen-quang-ninh-20210929164039491.htm

Hà Nam: Hai khu nhà ở xã hội và khu dân cư hơn 800 tỷ đồng tìm chủ

Khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, được thực hiện tại ô đất 02-NOXH theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên.

Dự án có quy mô diện tích hơn 49.000 m2. Phần diện tích đất ở xây dựng chung cư và nhà liên kế khoảng 43.600 m2, còn lại là đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cây xanh, trường học,...

Công trình sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân và người lao động làm việc khu vực thị xã Duy Tiên và tỉnh Hà Nam nói chung.

Hà Nam: Hai khu nhà ở xã hội và khu dân cư hơn 800 tỷ đồng tìm chủ - Ảnh 1.

Một góc trung tâm thị xã Duy Tiên. (Ảnh: Hà Nam TV).

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 608 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, dự kiến triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025.

Hiện trạng khu đất chưa giải phóng mặt bằng, trong đó, đất nông nghiệp chiếm hơn 90% diện tích, còn lại là đất mặt nước và đất nghĩa trang.

Nhà đầu tư quan tâm cần nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam trước ngày 2/11.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/ha-nam-hai-khu-nha-o-xa-hoi-va-khu-dan-cu-hon-800-ty-dong-tim-chu-20210929011643246.htm

Nhiều địa phương đồng loạt không ghi nhận ca nhiễm mới

Thanh Hóa xét nghiệm hơn 2.400 mẫu, không phát hiện ca bệnh

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trong ngày 28/9, địa phương này đã thực hiện 2.427 mẫu xét nghiệm bằng PCR và không phát hiện bệnh ca mắc COVID-19 mới.

Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa đã ghi nhận 499 ca bệnh dương tính COVID-19; 349 người điều trị khỏi ra viện; 5 ca tử vong; số bệnh nhân còn lại hiện đang điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1.

Nghệ An thêm 15 ca khỏi bệnh

Theo CDC Nghệ An, trong ngày 28/9 địa phương này không ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 mới; có 15 bệnh nhân được điều trị khỏi và ra viện, không có bệnh nhân nào tử vong.

Như vậy đến nay Nghệ An ghi nhận tổng cộng 1.823 bệnh nhân COVID-19, đã có 1.766 bệnh nhân xuất viện, 17 bệnh nhân tử vong, hiện còn 40 bệnh nhân đang điều trị.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-29-9-nhieu-dia-phuong-dong-loat-khong-ghi-nhan-ca-nhiem-moi-20210929081455665.htm 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam: 'Bom nợ' Evergrande không ảnh hưởng, thậm chí còn có lợi cho Việt Nam

Trước thông tin tập đoàn bất động sản khổng lồ của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới có thể sụp đổ, nhiều nhà đầu tư lo ngại về sự ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu cũng như Việt Nam nếu kịch bản xấu xảy ra. 

Trả lời về vấn đề này tại talkshow chủ đề bất động sản phía đông TP HCM nửa cuối 2021 do Viet Success tổ chức, ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam (VREC) và CLB Bất động sản TP HCM (HREC) cho rằng, rủi ro của Evergrande không ảnh hưởng tới Việt Nam, thậm chí còn đem lại mặt tích cực.

Theo ông Bảo, Việt Nam có vị trí tốt, lợi thế là nằm ngay bên cạnh Trung Quốc. Khi người láng giềng "khổng lồ" gặp vấn đề thì dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển qua Việt Nam. 

Số liệu từ JLL cho thấy, so sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam là quốc gia thu hút khá tốt về nguồn vốn FDI. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cụ thể là tới các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bình Dương...

'Bom nợ' Evergrande ảnh hưởng ra sao đến bất động sản Việt Nam? - Ảnh 1.

Evergrande được đánh giá là "too big to fail" (quá lớn để sụp đổ). (Ảnh: AP).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-tich-clb-bat-dong-san-viet-nam-bom-no-evergrande-khong-anh-huong-tham-chi-con-co-loi-cho-viet-nam-20210927172457833.htm

Nhóm Novaland huy động nghìn tỷ từ MBBank, muốn M&A một công ty BĐS vốn gần 2.900 tỷ

Thành phố Aqua, chủ đầu tư của dự án Aqua City đồng thời là công ty con của Novaland vừa huy động số tiền 1.000 tỷ đồng nhằm thanh toán một phần chi phí chuyển nhượng phần vốn góp 99,999% Công ty Green Land từ cá nhân ông Lê Thanh Liêm.

Công ty TNHH Thành phố Aqua (công ty con của Novaland) vừa công bố phát hành thành công hai lô trái phiếu với tổng trị giá 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Cụ thể, Chứng khoán MB đã thu xếp cho Thành phố Aqua phát hành 10.000 trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng/trái phiếu.

Lãi suất của số trái phiếu trên cố định 10%/năm đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Đối với các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất bằng tổng của 3,5%/năm và lãi suất tham chiếu, trả lãi định kỳ 3 tháng/lần.

Lô đầu tiên có trị giá 500 tỷ đồng, kỳ hạn 48 tháng, đáo hạn vào ngày 17/9/2025. Lô 500 tỷ đồng còn lại có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 17/9/2024.

Tài sản đảm bảo cho hai lô trái phiếu trên là quyền sử dụng đất, quyền tài sản liên quan đến dự án Aqua (quy mô 112 ha) và toàn bộ phần vốn góp của CTCP The Prince Residence và CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đại Cát tại Thành phố Aqua (tỷ lệ vốn góp lần lượt là 70% và 30%). 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/nhom-novaland-huy-dong-nghin-ty-tu-mbbank-muon-ma-mot-cong-ty-bds-von-gan-2900-ty-20210927224606363.htm

Dịch COVID-19 hôm nay 28/9: Hà Nam ghi nhận 214 ca mắc COVID-19, cách ly hơn 13.000 người

 Tính đến cuối ngày 27/9, tỉnh Hà Nam ghi nhận tổng cộng 214 ca mắc COVID-19. Cộng dồn các đợt tiêm, tỉnh đã tiêm phòng cho 259.020 lượt người, số người đã tiêm mũi 2 là 38.793 người.

>>Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-covid-19-270.htm

Từ 18h ngày 26/9 đến 18h ngày 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đã phát hiện 35 trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, đã được Bộ Y tế gắn mã ca bệnh.

35 ca mắc COVID-19 mới này ghi nhận tại TP Phủ Lý, các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Duy Tiên.

Như vậy, kể từ ca bệnh BN687470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào chiều 19/9, đến cuối ngày 27/9, Hà Nam ghi nhận 214 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

Toàn tỉnh Hà Nam đang tiến hành cách ly phòng, chống dịch cho 13.649 người. Trong đó, 9.963 trường hợp cách ly tại nhà; 1.062 người tại các cơ sở cách ly tập trung; 2.500 người cách ly tại khu công nghiệp…

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-28-9-ha-nam-ghi-nhan-214-ca-mac-covid-19-cach-ly-hon-13000-nguoi-20210928074054122.htm

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Hà Nội thu về 4.890 tỷ từ đấu giá đất trong 8 tháng, đạt hơn 20% kế hoạch năm

Cũng trong 8 tháng, Hà Nội thu về 9.838 tỷ đồng tiền sử dụng đất (47,5% kế hoạch) và 3.677 tỷ đồng tiền thuê đất (63,2% kế hoạch). Đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng với 224 khu đất, diện tích gần 338 ha.

Thành phố đã giao đất dịch vụ được 40.534 hộ, đạt 80,5%, tương ứng 392 ha; còn 9.844 hộ chưa được giao, tương ứng 150 ha.

Về quy hoạch, Hà Nội đã hoàn thành duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô; đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống; đang tổ chức lập quy hoạch 20 phân khu tại 4 đô thị vệ tinh, bao gồm 3 đồ án tại Xuân Mai, 3 đồ án tại Phú Xuyên, 6 đồ án tại Sóc Sơn và 8 đồ án tại Sơn Tây.

Bên cạnh đó, thành phố đã duyệt quy hoạch chi tiết thêm hai đồ án mới với tổng diện tích hơn 54 ha, điều chỉnh tổng thể một đồ án gần 24 ha. Xây dựng dự thảo tổ chức lập quy hoạch cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn. Tổ chức rà soát quy hoạch phân khu với các huyện có lộ trình lên quận.

Hà Nội thu về 4.890 tỷ từ đấu giá đất trong 8 tháng, đạt hơn 20% kế hoạch năm - Ảnh 1.

Một khu đất đấu giá ở Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Huy).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/ha-noi-thu-ve-4890-ty-tu-dau-gia-dat-trong-8-thang-dat-hon-20-ke-hoach-nam-20210927145745721.htm

Khu đô thị Tràng Cát có thể mang về 9.500 tỷ doanh thu cho Kinh Bắc từ năm 2025

Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng diện tích đã đặt chỗ là 9,9 ha, tương ứng tổng giá trị các thỏa thuận đặt chỗ, chưa bao gồm VAT đã ký kết là 1.666,3 tỷ đồng. Tổng diện tích đã ghi nhận doanh thu là 2,57 ha, tương ứng tổng doanh đã ghi nhận là 339 tỷ đồng. Tổng số tiền còn phải thu là 1.075 tỷ đồng.

KĐT Phúc Ninh dự kiến sẽ là nguồn đóng góp doanh thu chính cho Kinh Bắc trong 2021. MBS dự phóng doanh thu từ KĐT Phúc Ninh năm 2021 sẽ đạt khoảng 3.401 tỷ đồng, tương đương khoảng 70% doanh thu mảng BĐS thương mại và 55% tổng doanh thu công ty.

Bên cạnh đó, dự án KĐT Tràng Duệ với tổng diện tích hơn 42 ha, diện tích thương phẩm đạt 22,6 ha đã được cấp số đỏ toàn bộ cùng với hơn 93 căn shophouse hoàn thành thủ tục pháp lý. 

Khu đô thị Tràng Cát có thể mang về 9.500 tỷ doanh thu cho Kinh Bắc từ năm 2025 - Ảnh 1.

Nguồn. MBS.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/khu-do-thi-trang-cat-co-the-mang-ve-9500-ty-doanh-thu-cho-kinh-bac-tu-nam-2025-20210927115030426.htm

Thu hồi 13,18 ha đất làm cầu Phước An gần 5.000 tỷ đồng

 Cầu Phước An nối Bà Rịa - Vũng Tàu với tỉnh Đồng Nai dài 4,3 km; tổng mức đầu tư 4.879 tỷ đồng và dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản xin ý kiến Bộ TN&MT về hướng dẫn xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cầu Phước An.

Cụ thể, dự án đi qua hai địa bàn là thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích đất cần thu hồi là 13,18 ha. Trong đó, diện tích cần thu hồi thuộc tình Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,67 ha.

Tỉnh cho biết, công tác lập bản đồ địa chính, thủ tục thu hồi đất, giao đất của hai địa phương đang được Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải hoàn thiện gửi hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình Bộ GTVT thẩm định.

Tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét, hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với dự án cầu Phước An.

Thu hồi 13,18 ha đất làm cầu Phước An gần 5.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án cầu Phước An. (Ảnh: Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải).

Cầu Phước An là dự án giao thông trọng điểm, kết nối hệ thống giao thông đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với các đường cao tốc liên vùng phía nam và đường cao tốc Bắc - Nam, giúp khai thác và phát huy hiệu quả cảng Cái Mép - Thị Vải.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thu-hoi-1318-ha-dat-lam-cau-phuoc-an-gan-5000-ty-dong-20210925085612244.htm

Chủ tịch TP HCM: Chúng tôi nhận thiếu sót và mong sự lượng thứ của đồng bào

Vị lãnh đạo TP HCM nhìn nhận, thành phố đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế trong thời gian tới. 

Thành quả trên đến từ sự hướng dẫn, chi viện về nhân lực, phương tiện từ các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành cùng sự đồng lòng, hợp tác của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, ông Mãi cũng thừa nhận trước tình huống rất khắc nghiệt của dịch COVID-19, thành phố chưa thể lường được hết hậu quả. Bởi vậy, có những lúc, công tác điều hành của thành phố không tránh khỏi lúng túng, hạn chế, bất cập.

"Thay mặt chính quyền thành phố, chúng tôi xin nhận thiếu sót và mong được sự lượng thứ của đồng bào. Chính quyền thành phố đã rút ra những bài học sâu sắc và sẽ tiếp tục dành hết sức lực, tâm trí để bảo vệ người dân, quyết tâm đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh" - người đứng đầu chính quyền TP HCM bày tỏ.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-27-9-thu-tuong-can-tranh-mo-cua-roi-lai-dong-cua-ngay-nhu-nhieu-nuoc-2021092707405011.htm

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

TP HCM: Số bệnh nhân thở máy nặng có xu hướng giảm

Thông tin tại buổi họp báo chiều 23/9, ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM cho biết, tính đến 18h ngày 22/9, TP đang điều trị 40.973 bệnh nhân, trong đó: có 3.771 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.056 bệnh nhân nặng đang thở máy và 24 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 22/9, có 3.773 bệnh nhân nhập viện, 3.258 bệnh nhân xuất viện, 175 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 180.211, tổng số tử vong cộng dồn từ 01/01/2021 là 13.982.

Theo ông Hải, tín hiệu đáng mừng là từ ngày 18/9 tới nay, số bệnh nhân thở máy nặng đã có xu hướng giảm. Cụ thể, trong ngày 18/9 là 2.350 trường hợp thở máy thì ngày 22/9 còn 2.056 ca. Đại diện BCĐ phòng, chống dịch TP đánh giá đây là số liệu lạc quan khi số ca liên tục giảm trong các ngày.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-24-9-thanh-pho-phu-ly-ap-dung-chi-thi-16-20210924065456684.htm

Bình Thuận cho phân lô, tách thửa trở lại: Chuyên gia cảnh báo rủi ro từ bài học Phan Thiết

 Theo ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc kinh doanh của Hải Phát Invest, ở thị trường BĐS Bình Thuận, quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo. Do đó, ngay cả khi đã được phép tách thửa, nhà đầu tư cũng nên thận trọng từ những bài học sai phạm trước đây.

Bình Thuận cho phân lô, tách thửa trở lại: Chuyên gia cảnh báo rủi ro từ bài học Phan Thiết - Ảnh 1.

Một mảnh đất được rao bán ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, khu vực gần sân bay Phan Thiết. Ảnh chụp tháng 4/2021 (Ảnh: Hoàng Huy).

Ngày 30/8 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quy định điều kiện tách thửa, điều kiện hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh này.

Theo đó, đối với đất ở nông thôn, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 60 m2, trong đó chiều rộng tối thiểu 4 m, chiều dài tối thiểu 8 m. Đối với đất ở đô thị, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 40 m2, trong đó chiều rộng tối thiểu 4 m, chiều dài tối thiểu 5 m.

Với đất phi nông nghiệp, khi tách thửa tại khu vực đô thị phải có diện tích tối thiểu là 60 m2 (rộng tối thiểu 4 m, dài tối thiểu 5 m); khu vực nông thôn diện tích tối thiểu 100 m2 (rộng tối thiểu 5 m, dài tối thiểu là 10 m).

Đối với đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư, diện tích tách thửa tối thiểu tại các huyện, thị xã, thành phố là 1.000 m2. Riêng huyện Phú Quý diện tích tách thửa tối thiểu 500 m2.

Đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao (nông nghiệp) tách thửa riêng không gắn với đất ở phải có diện tích tối thiểu là 400 m2.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/binh-thuan-cho-phan-lo-tach-thua-tro-lai-chuyen-gia-canh-bao-rui-ro-tu-bai-hoc-phan-thiet-20210923053920403.htm

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 23/9: Khánh Hòa cho phép mở lại sân golf, tennis,... cùng các dịch vụ thiết yếu từ ngày mai

 Sau gần ba tháng đóng cửa để chống dịch, số ca COVID-19 tại Khánh Hòa giảm mạnh, hai tuần không ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng. Kể từ ngày 24/9, người dân Khánh Hòa được phép đi tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, golf… các dịch vụ thiết yếu khác cũng sẽ được mở cửa trở lại.

>>Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-virus-corona-224.htm

Sau gần ba tháng đóng cửa để chống dịch, số ca COVID-19 tại Khánh Hòa giảm mạnh, hai tuần không ghi nhận ca dương tính trong cộng đồng.

Trả lời Báo Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, với việc dịch bệnh được kiểm soát, “vùng xanh” được mở rộng, tỉnh sẽ ban hành Chỉ thị mới để nới lỏng hơn quy định phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với thực tế của địa phương. 

Theo đó, kể từ ngày 24/9, người dân được phép đi tập thể dục trong công viên, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, golf… 

Tỉnh dự kiến cũng sẽ cho phép một số dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, sửa chữa điện - nước, cửa hàng tạp hóa…được hoạt động trở lại nhưng các chủ cơ sở kinh doanh phải đăng ký với các xã, phường, khi được cấp phép mới được mở cửa.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-23-9-my-tang-them-500-trieu-lieu-vac-xin-pfizer-cho-the-gioi-20210923073707468.htm

Bài 7: Các 'ông lớn' tài chính, đầu tư tại Việt Nam cảnh báo nguy cơ và thúc giục chính phủ hành động

IFC dự báo doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp sẽ tiếp tục có những cú sốc doanh thu nghiêm trọng. 

Cũng vậy, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 20 năm gắn bó dự báo thị trường có thể chứng kiến kịch bản lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh trong nửa cuối năm nay.

Theo Chủ tịch Dragon Capital, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, tuy nhiên nửa cuối năm khó có thể tăng mạnh tiếp. Lợi nhuận của doanh nghiệp quý III và quý IV phụ thuộc rất nhiều vào môi trường chính sách của Chính phủ.

"Nếu không có chính sách mới về nới lỏng giãn cách thì chắc chắn lợi nhuận của doanh nghiệp quý IV sẽ rất tệ", ông Dominic nói với chúng tôi trong cuộc phỏng vấn giữa tháng 9. 

Phó Chủ tịch Korcham: Giờ chưa phải thời điểm để các doanh nghiệp Hàn Quốc quy kết rút vốn khỏi Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham). (Ảnh: Quang Hiếu/VGP).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-tich-dragon-capital-cac-goi-ho-tro-tai-khoa-cua-chinh-phu-la-chua-thuyet-phuc-2021091315340062.htm

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3)

Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội đáng chú ý.


8. Khu đất thuộc phường Phú Thượng, chạy song song đường nối cầu Nhật Tân - Thăng Long

Khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Tây Hồ đáng chú ý có khu đất thuộc phường Phú Thượng, chạy song song với đường nối cầu Nhật Tân - Thăng Long với diện tích khoảng 60.925,282 m2, dài khoảng 3 km.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 6.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Tây Hồ. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 7.

Khu đất nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 8.

Khu đất có điểm đầu gần đường dẫn cầu Nhật Tân, đi qua chợ Phú Gia.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 9.

Khu đất đi qua sân bóng trường THPT Tây Hồ.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 10.

Khu đất này cơ bản chạy song song với đường nối cầu Nhật Tân - Thăng Long.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 11.

Khu đất đi qua đường Thượng Thụy.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 12.

Khu đất sắp thu hồi kết thúc gần trạm biến áp 110kv Nam Thăng Long.

Bắc Giang đấu thầu chọn nhà đầu tư cho hai khu dân cư, đô thị gần 1.000 tỷ đồng

Đầu tiên là dự án Khu đô thị số 7 trên đường 295B, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên với diện tích 15 ha.

Tổng chi phí thực hiện dự án 879,685 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 25 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khoảng 66 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư. Thời gian thực hiện hợp đồng đối với phần đất ở liền kề không quá 5 năm, thời gian hoàn thành các thủ tục về đất đai và xây dựng công trình không quá ba năm.

Khu đô thị số 7 trên đường 295B là một trong số 21 dự án bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất của huyện Việt Yên được UBND tỉnh Bắc Giang duyệt bổ sung vào tháng 7 vừa qua.

Còn dự án Khu dân cư xã Tân Hưng có quy mô diện tích 10,51 ha. Địa điểm xây dựng tại thôn Đồng Nô và Cầu Bài, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/bac-giang-dau-thau-chon-nha-dau-tu-cho-hai-khu-dan-cu-do-thi-gan-1000-ty-dong-20210923002237373.htm


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề xuất Côn Đảo trở về trạng thái bình thường mới

Chiều 21/9, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã họp bàn phương án phòng, chống dịch sau ngày 22/9, kết thúc đợt giãn cách thứ 5 của tỉnh.

Tại cuộc họp, phương án được Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra: từ 0h ngày 23/9, TP Vũng Tàu tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 6 phường gồm: Nguyễn An Ninh, Thắng Nhất, Thắng Nhì, các phường 1,10,11.

Với huyện Long Điền, 4 xã, thị trấn gồm xã An Ngãi, xã Phước Hưng và các khu phố thuộc thị trấn Long Hải cũng sẽ áp dụng Chỉ thị 16.

TP Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các xã, phường, thị trấn còn lại của huyện Long Điền, TP Vũng Tàu sẽ áp dụng Chỉ thị 15.

Đối với huyện Côn Đảo, các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được trở lại bình thường nhưng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát giao thông từ đất liền ra đảo.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-22-9-607-truong-hop-nghi-mac-covid-19-di-qua-cac-chot-kiem-soat-20210922072207321.htm

TS. Nguyễn Văn Đính: Giá BĐS Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng, ngang bằng với TP HCM và Đông Nam Bộ

 TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, kéo giá bất động sản tại khu vực này tăng ngang bằng với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và TP HCM.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hay còn gọi là Tây Nam Bộ, là vùng cực nam của Việt Nam. Khu vực này có một thành phố trực thuộc trung ương là TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. 

Tại talkshow "Nhận diện lực đẩy thị trường bất động sản Tây Nam Bộ cuối năm 2021" do Đất xanh Miền Tây tổ chức mới đây, khu vực này được các chuyên gia đánh giá đang khởi sắc và còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai.

Ông Dương Quốc Thủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ, người có 8 năm nghiên cứu về BĐS miền Tây đã chỉ ra nhiều yếu tố khiến thị trường này khởi sắc trong thời gian qua.

Theo ông Thủy, yếu tố đầu tiên là nền tảng về kinh tế. Ở khu vực ĐBSCL, kinh tế tăng trưởng ổn định trong 10 năm qua. Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, các địa phương đã thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.

'Bất động sản ĐBSCL sẽ tăng giá ngang bằng với TP HCM và khu vực ĐNB' - Ảnh 1.

Một dự án đất nền tại trung tâm TP Bạc Liêu. (Ảnh: Báo Cần Thơ).

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ đưa ra dẫn chứng, trong 6 tháng đầu năm 2021, 6/13 tỉnh thành ĐBSCL có GDP cao hơn mức trung bình cả nước.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ts-nguyen-van-dinh-gia-bds-dong-bang-song-cuu-long-se-tang-ngang-bang-voi-tp-hcm-va-dong-nam-bo-20210921062751321.htm

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Diễn biến mới tại khu du lịch 191 ha của Tập đoàn FLC tại Đắk Lắk

Dự án thuộc địa bàn xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar và xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Phía đông bắc giáp Hồ Ea Nhái và đất nông nghiệp; phía tây bắc giáp đường Hồ Chí Minh; phía nam giáp đất nông nghiệp. 

Tổng diện tích dự án này khoảng 191 ha, trong đó 135,4 ha thuộc địa bàn xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar và 55,6 ha thuộc địa bàn xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc. Tỉnh yêu cầu thời gian lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng không quá 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.

Trước đó, vào ngày 8/4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án Tổ hợp du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và sân Golf hồ Ea Nhái của CTCP Tập đoàn FLC (Mã chứng khoán: FLC).

Diễn biến mới tại khu du lịch 191 ha của Tập đoàn FLC tại Đắk Lắk - Ảnh 1.

Một góc huyện Cư M'gar. (Ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/dien-bien-moi-tai-khu-du-lich-191-ha-cua-tap-doan-flc-tai-dak-lak-20210921073223827.htm