Ngày 5/9, đại diện doanh nghiệp này đến Sở Giao thông vận tải xin giới thiệu sang công an TP. Sang công an TP thì được giới thiệu về công an phường. Cuối cùng về phường cũng không được việc vì lực lượng chức năng cũng lúng túng, không biết hướng dẫn như thế nào.
Đến sáng 6/9, công an phường giới thiệu sang Sở Thông tin và Truyền thông làm hồ sơ và nộp.
Tưởng mọi chuyện êm xuôi nhưng đến ngày 7/9, doanh nghiệp được yêu cầu nộp giấy phép chuyển phát, giấy phép kinh doanh bản cứng, phương án kinh doanh trong thời gian COVID-19, phương án phòng dịch, kế hoạch ứng phó khi có F0…
"Doanh nghiệp đã khổ vì COVID-19, nay còn khổ hơn vì thủ tục hành chính. Dù muốn giảm tải cho cơ quan chức năng nhưng chính doanh nghiệp cũng khó xác định mình thuộc nhóm đối tượng nào vì những hướng dẫn còn quá chung chung", đại diện doanh nghiệp chuyển phát nhanh chia sẻ.
Chị Yến, chủ một cơ sở sản xuất thực phẩm tại Hà Nội cũng cho biết thủ tục làm giấy đi đường mới này khó khăn hơn các lần trước, yêu cầu quá nhiều giấy tờ như: Giấy đăng ký kinh doanh, phương án phòng chống dịch có xác nhận của UBND phường, lịch phân công làm việc, danh sách nhân viên, hợp đồng lao động,...
Chị đã phải bổ sung hồ sơ vài tại công an phường và may mắn đã được nhận hồ sơ vào hạn chót và dự kiến sẽ được duyệt vào ngày 8/9.
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp thuộc cơ quan chủ quản là Sở Công Thương Hà Nội, việc cấp giấy đi đường dường như thuận lợi hơn.
Trao đổi với người viết, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết để được cấp giấy theo mẫu mới, doanh nghiệp đã gửi danh sách, hồ sơ đăng ký cấp giấy đi đường tới cơ quan chủ quản là Sở Công Thương Hà Nội.
Sau khi duyệt, Sở sẽ gửi danh sách của doanh nghiệp qua công an TP để kiểm tra và cấp giấy đi đường có mã nhận diện. "Nhờ thực hiện theo đúng quy trình, nhân viên siêu thị, shipper của Co.opmart được cấp đầy đủ và đúng hạn, di chuyển theo các vùng quy định", bà Dung nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét