Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội

 Tuyến đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội có chiều dài hơn 1,12 km.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 1.

Tuyến đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ đang mở trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có chiều dài khoảng 1,12 km. Đây là tuyến đường 8 làn xe nối Vành đai 3,5 và Vành đai 3.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 2.

Tuyến đường này có điểm đầu ở đường Phạm Hùng, đối diện Công viên CV1 Cầu Giấy đang xây dựng.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 3.

Tuyến đường này hiện đang trong tình trạng thi công dang dở do nhiêu đoạn chưa giải phóng được mặt bằng.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 4.

Tuy nhiên cũng có những đoạn đã thảm nhựa, lát vỉa hè cũng như trồng cây.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 5.

Hình ảnh đoạn đầu tuyến đường nối Phạm Hùng - Lê Đức Thọ.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 6.

Tuyến đường này chủ yếu thuộc địa bàn phường Mỹ Đình 2. Trong ảnh, nhiều nhà dân chưa được giải tỏa.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 7.

Tuyến đường giao cắt với đường Mỹ Đình đoạn gần chung cư 789.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 8.

Tuyến đường dang dở đang được chắn bằng các cống bê tông ngăn người dân đi vào.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 9.

Hình ảnh tuyến đường đi qua bên hông trường Tiểu học Mỹ Đình 2.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 10.

Còn hàng chục nhà dân chưa di dời.

Toàn cảnh đường nối Lê Đức Thọ - Phạm Hùng đang mở theo quy hoạch ở Hà Nội - Ảnh 11.

Đoạn cuối tuyến cũng mới chỉ thông đến khu vực sân bóng Mỹ Đình 2.

Còn tiếp...

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Không còn Splendora, ông Đào Ngọc Thanh nuôi tham vọng biến dự án Cái Giá thành ‘Venice’ của Việt Nam

 Sau ĐHĐCĐ thường niên 2021 của VCR, Chủ tịch HĐTQ Vinaconex Đào Ngọc Thanh chính thức được bầu làm tân chủ tịch VCR. Chia sẻ tại đại hội, ông Thanh đặt kỳ vọng phát triển dự án Cái Giá, Cát Bà có vốn đầu tư dự kiến lên đến 1 tỷ USD thành khu đô thị nghỉ dưỡng tầm cỡ thế giới, sánh với những thành phố nổi tiếng như Cannes, Venice.

Trong đại hội đồng cổ đông thường niên của Vinaconex ITC (Mã: VCR) ngày hôm qua (22/3), ông Đào Ngọc Thanh đã chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, thay thế ông Dương Văn Mậu.

Về việc tiếp nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của VCR trong khi vẫn kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT của Vinaconex và Cotana, ông Thanh cho biết: "Công việc hiện tại cũng đã rất vất vả, nhưng tôi vẫn nhận trách nhiệm bởi tôi cho rằng dự án Cái Giá, Cát Bà là một dự án rất đặc biệt.

ITC mặc dù là một công ty phát triển bất động sản nhưng thực tế chỉ gắn với một dự án Cái Giá, Cát Bà. Đây là công ty của dự án chứ không phải như lẽ thường người ta nhắc đến là dự án của công ty.

Thời điểm tôi về thì công ty gần như tan rã, vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng nhưng vốn hóa thị trường chỉ rơi vào hơn 200 tỷ đồng; thủ tục pháp lý của dự án thì rất phức tạp.

Nhưng đến nay, chúng ta có một công ty vốn hóa hơn 4.300 tỷ đồng, gấp khoảng 20 lần trong hơn 2 năm. Đó là nói giông nói dài không bằng chính thị trường đánh giá."

Không còn Splendora, Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh tham vọng biến dự án Cái Giá tỷ USD thành ‘Venice’ của Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Đào Ngọc Thanh phát biểu tại đại hội. (Ảnh: Thu Thủy).

Tham vọng phát triển dự án tỷ USD thành "Venice" của Việt Nam

Cát Bà là một hòn đảo nằm trong vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan thế giới. Tân chủ tịch VCR cho rằng ngay vị trí dự án đã khẳng định rằng đây là một dự án đặc biệt. Mục tiêu của VCR là xây dựng tại đây một khu đô thị nghỉ dưỡng tầm cỡ thế giới.

"Tại sao lại là khu đô thị, bởi đất ở đây được cấp cho cả người bản địa chứ không đơn thuần là khu nghỉ dưỡng. Đây là "xương sống" của dự án, là đặc điểm quan trọng và riêng biệt của dự án sẽ khẳng định vị thế của đảo Cát Bà", ông Thanh cho biết.

Đặc điểm quan trọng thứ hai khiến ông Thanh kỳ vọng vào dự án này, Cát Bà nằm ở khu sinh quyển thế giới, nên việc xây dựng tại đây một thành phố xanh là chưa đủ, mà phải không ô nhiễm – một hòn đảo tinh khiết.

Trong văn bản quy hoạch của thành phố ghi rất rõ về phát triển hệ thống giao thông, công nghệ thông tin cụ thể ra sao. Dự án Cái Giá, Cát Bà có đặc điểm quy hoạch mà những đồ án thiết kế quy hoạch khác không có được.

"Tất cả các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu sẽ không được xuất hiện. Trên thế giới đang hướng đến năng lượng sạch, ngay Vinfast cũng đang phát triển mô hình taxi thông minh. Do dó, dự án Cái Giá, Cát Bà sẽ hướng đến là một thành phố không ô nhiễm", ông Thanh nói.

Điểm thứ ba, VCR hướng đến phát triển dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà trở thành một thành phố huyện đảo thông minh (smart city). VCR cho biết sẽ cùng VNPT xây dựng dự án thực sự trở thành thành phố công nghệ (từ nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo, hệ thống internet…). Theo VCR, đây là nền tảng quy hoạch thiết kế của dự án Cái Giá và đã được phê duyệt.

Khi được hỏi về tiến độ dự án cũng như thời điểm dự kiến mở bán và có doanh thu, ông Đào Ngọc Thanh cho hay: "Về mặt tiền bạc, đương nhiên khi làm chúng ta phải hướng đến kết quả kinh doanh cao nhất, nhưng hơn thế là mong muốn dự án trở thành niềm tự hào của Việt Nam. Không lý nào chúng ta không thể có những thành phố như thành phố điện ảnh Cannes hay thành phố nghỉ dưỡng Venice ở Địa Trung Hải.

Không còn Splendora, Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh tham vọng biến dự án Cái Giá tỷ USD thành ‘Venice’ của Việt Nam - Ảnh 2.

Phối cảnh dự án Cái Giá, Cát Bà. (Ảnh: VCR).

"Không chia lô bán nền"

Chủ tịch Đào Ngọc Thanh nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không chia lô bán nền để người mua vào xây nhà nên đừng hỏi bao giờ bán đất. Chúng tôi sẽ chỉ bán khi sản phẩm đạt tầm cỡ và đạt đúng như mục tiêu đặt ra. Tôi cũng không có ý định làm thêm một vị trí chủ tịch của công ty chia lô bán nền."

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/khong-con-splendora-ong-dao-ngoc-thanh-nuoi-tham-vong-bien-du-an-cai-gia-thanh-venice-cua-viet-nam-20210323150359555.htm

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2)

 Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đáng chú ý nhất.

>>Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/duong-se-mo-o-ha-noi-1274.htm

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Phường Trung Văn nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp phường Mễ Trì; phía Tây giáp phường Đại Mỗ; phía Đông giáp phường Nhân Chính và phường Thanh Xuân Bắc; phía Tây Nam giáp phường Mộ Lao. (Nguồn ảnh: Google).

5. Tuyến đường từ KĐT Phùng Khoang đến Nguyễn Quý Đức 

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đáng chú ý có tuyến đường từ KĐT Phùng Khoang đến Nguyễn Quý Đức dài khoảng 141 m. Tuyến có điểm đầu ở vòng xoay gần vườn hoa khu biệt thự Quốc hội, tuyến kết thúc ở đoạn nút giao Vũ Hữu - Nguyễn Quý Đức.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Sơ đồ tuyến đường. (Nguồn ảnh: Google).

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 3.

Tuyến có điểm đầu ở vòng xoay gần vườn hoa khu biệt thự Quốc hội.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 4.

Tuyến kết thúc ở đoạn nút giao Vũ Hữu - Nguyễn Quý Đức.

6. Đường từ KĐT Phùng Khoang đến Vũ Hữu

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn đáng chú ý có tuyến từ KĐT Phùng Khoang đến Vũ Hữu dài khoảng 444m, trong đó phần lớn đã xây dựng. Tuyến có điểm đầu ở KĐT Phùng Khoang, ở giữa trường mầm non Thành Đông và Công an phường Trung Văn. Đoạn đầu khoảng 300 m đã xây dựng. Tuyến kết thúc ở đường Vũ Hữu đoạn đối diện số 129 Vũ Hữu.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 5.

Sơ đồ tuyến đường. (Nguồn ảnh: Google).

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 6.

Tuyến có điểm đầu ở KĐT Phùng Khoang, ở giữa trường mầm non Thành Đông và Công an phường Trung Văn. Đoạn đầu khoảng 300 m đã xây dựng.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 7.

Tuyến đường này đã thi công phần lớn.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 8.

Đoạn cuối tuyến chỉ còn khoảng 100 m.

7. Tuyến đường từ nút giao Vũ Hữu - ngõ 172 Vũ Hữu đến đường mục 2

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Trung Văn đáng chú ý có tuyến đường từ nút giao Vũ Hữu - ngõ 172 Vũ Hữu đến đường mục 2 dài khoảng 54 m. Tuyến có điểm đầu ở đường Vũ Hữu (thực tế là một đoạn phố Vũ Hữu kéo dài) từ đầu ngõ 172. Tuyến kết thúc khi giao với đường mục 2 ở KĐT Phùng Khoang.

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Dự án mở rộng KCN Phố Nối A thêm 92,5 ha về tay Hòa Phát

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng, diện tích 92,5 ha, tổng vốn 1.082 tỷ đồng do Tập đoàn Hòa Phát rót vốn đầu tư.

Thủ tướng vừa quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A mở rộng, với quy mô 92,5 ha.

Công ty Quản lý khai thác KCN Phố Nối A (nay là Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên), thuộc Tập đoàn Hòa Phát là nhà đầu tư phần mở rộng thêm tại KCN này.

Dự án mở rộng KCN Phố Nối A thêm 92,5 ha về tay Hòa Phát - Ảnh 1.

Dự án mở rộng KCN Phố Nối A thêm 92,5 ha về tay Hòa Phát. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/du-an-mo-rong-kcn-pho-noi-a-them-925-ha-ve-tay-hoa-phat-20210306131825553.htm

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Đế chế nghìn tỷ của vợ chồng đại gia Dũng lò vôi

Đại Nam Corp, hạt nhân trong hệ sinh thái nhà ông Dũng lò vôi nhiều năm liền chìm trong thua lỗ, vốn chủ sở hữu bị bào mòn âm 195 tỷ đồng, tính đến thời điểm cuối năm 2019.

Ông Dũng "lò vôi" tên thật là Huỳnh Uy Dũng, đi lên từ xí nghiệp sản xuất các loại vôi quét tường và vôi bột công nghiệp, đến nay ông là ông chủ của Khu du lịch Đại Nam, đồng thời là chủ dự án các khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 2, 3 tại Bình Dương.

Ngoài CTCP Đại Nam (Đại Nam Corp), đại gia Dũng lò vôi còn sở hữu một hệ sinh thái các công ty bất động sản, xây dựng và dịch vụ khác nhau như Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Nam (Xây dựng Đại Nam), Công ty TNHH Du lịch Đại Nam Thần Tiên, Công ty TNHH Hoàng gia Tân Định và Công ty TNHH MTV Tân Khai.

Ông được mệnh danh là một trong số những người giàu nhất Việt Nam. Nhiều người đồn đoán ông có thể đang sở hữu khối tài sản lên tới cả chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hoá.

Cơ nghiệp bạc tỷ nhưng thua lỗ triền miên của vợ chồng ông Dũng lò vôi - Ảnh 1.

Vợ chồng đại gia Dũng lò vôi. (Ảnh: Vietnamnet).

Dẫu vậy, theo số liệu chúng tôi có được, Đại Nam Corp - hạt nhân trong hệ sinh thái nhà ông Dũng lò vôi, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, khu du lịch và KCN lại đang ghi nhận các khoản thua lỗ triền miên trong 5 năm trở lại đây.

Trước tình hình đó, tháng 5/2020, ông Dũng đã quyết định chuyển giao công việc làm ăn tại Đại Nam Corp cho người vợ thứ hai là bà Nguyễn Phương Hằng, còn mình chuyển sang viết sách và làm từ thiện.

Công ty sở hữu khu du lịch Đại Nam thua lỗ liên miên

Đại Nam Corp khởi công xây dựng khu du lịch Đại Nam từ năm 1999 và mất ròng rã 9 năm xây dựng để có thể mở cửa đón khách vào năm 2008. Theo giới thiệu dự án, tổng vốn đầu tư công trình này lên tới 6.000 tỷ đồng và bối cảnh được thiết kế hoàn toàn bởi ông Huỳnh Uy Dũng, ông chủ Đại Nam Corp lúc bấy giờ.

Nếu so với Đầm Sen hay Suối Tiên, những đơn vị có mô hình tương tự, quy mô của Lạc Cảnh Đại Nam lớn hơn gấp nhiều lần với diện tích lên tới 450 ha do có cả vườn thú, trường đua ngựa, đường đua F1,… Tờ Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 20/2/2018 đưa tin, trong dịp Tết Nguyên đán, mỗi ngày Khu du lịch Đại Nam đón tới hơn 40.000 lượt khách.

Sau dự án này, ông Dũng lò vôi liên tục tấn công vào thị trường bất động sản khi nắm trong tay nhiều quỹ đất khủng như: KCN Sóng Thần 2 quy mô 279 ha; KCN Sóng thần 3, 327 ha; Khu đô thị Trung tâm hành chính Dĩ An - Bình Dương, 66 ha;…

Cơ nghiệp bạc tỷ nhưng thua lỗ triền miên của vợ chồng ông Dũng lò vôi - Ảnh 2.

Toàn cảnh khu du lịch Đại Nam rộng 450 ha. (Ảnh: Đại Nam Corp).

Năm 2019 Đại Nam Corp có dấu hiệu hụt hơi, doanh thu lần đầu giảm kể từ 2016. 4 năm liên tục, Đại Nam Corp đều lỗ tới hàng trăm tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 - 2018, cơ ngơi nhà ông chủ Dũng lò vôi ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đều đặn, tăng trong khoảng 8% - 12% mỗi năm. Tập trung phát triển bất động sản khu công nghiệp nên giá vốn hàng bán của Đại Nam luôn ở mức thấp so với các doanh nghiệp bất động sản thương mại khác.

Đơn cử, năm 2018 Đại Nam ghi nhận doanh thu đạt 454 tỷ đồng, song giá vốn hàng bán chỉ ở mức 16 tỷ đồng, tức thấp hơn khoảng 28 lần. Do đó, biên lãi gộp của Đại Nam luôn ở mức cao từ 85% đến 96%.

Song, sau khi khấu trừ các chi phí liên quan, doanh nghiệp vẫn lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Nặng nhất là 2019, khoản lỗ của Đại Nam lên tới hơn 154 tỷ đồng, doanh thu cùng năm cũng giảm 10% xuống còn 409 tỷ đồng so với 2018.

Đế chế nghìn tỷ của vợ chồng đại gia Dũng lò vôi - Ảnh 3.

Lỗ luỹ kế nhiều năm liền khiến phần vốn chủ sở hữu của ông chủ Đại Nam bị bào mòn, dẫn đến âm sâu. Số liệu gần nhất chúng tôi có được là cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu Đại Nam Corp âm 195 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm này, tổng tài sản của Đại Nam đạt hơn 4.475 tỷ và nợ dài hạn hơn 3.915 tỷ đồng.

Còn tiếp,...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/de-che-nghin-ty-cua-vo-chong-dai-gia-dung-lo-voi-202143193512185.htm