Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Giá cà phê hôm nay 30.11 tiếp tục tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 30.11 tiếp tục tăng mạnh trên sàn Robusta sau 8 phiên giảm liên tiếp. Nhiều nơi ở miền Tây Nguyên, giá đã nhích lên thêm từ 200 - 500 đồng/kg, vượt mốc 37.000 đồng/kg. Giá tiêu vẫn ổn định.



Giá cà phê hôm nay 30.11 đã tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 30.11 đã tăng trở lại Giá cà phê tiếp đà tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 30.11 đã tăng trở lại 

Sau chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp, ngày hôm qua (29.11), giá cà phê đã tăng nhẹ 200 đồng/kg ở một số tỉnh Tây Nguyên, đẩy giá cà phê chạm mốc gần ngưỡng 37.000 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng theo sàn thế giới, vượt mốc 37.000 đồng/kg, báo hiệu những ngày cuối tháng nhiều khởi sắc. 


Trong phiên giao dịch mới, trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến trên 2 sàn London và New York đồng loạt tăng trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, giá hợp đồng cà phê robusta giao tháng 1 trên sàn London tăng 23 USD lên 1766 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 3 trên sàn New York tiếp tục tăng 2,35 USD cent lên 132,2 USD cent/pound.


Theo Sucden Financial, công ty môi giới hàng hóa dự báo sản xuất cà phê toàn cầu trong năm mùa vụ 2017 – 2018 là 154,4 triệu bao, giảm từ mức 156,3 triệu bao trong năm ngoái, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 158 triệu bao. Sự thâm hụt 3,6 triệu bao có thể hỗ trợ giá cà phê, hiện đang chịu áp lực đi xuống trong 12 tháng qua.


Theo Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam VIRAC, trong niên vụ 2016/2017, tổng lượng cà phê nhập khẩu ước đạt 1 triệu bao, tăng so với mức 640.000 bao trong niên vụ trước. Dự báo tổng sản lượng cà phê Việt Nam sẽ nhập khẩu trong niên vụ 2017/18 đạt khoảng 1.06 triệu bao. Việt Nam hiện đang nhập khẩu cà phê tươi, cà phê rang xay, cà phê pha sẵn từ Trung Quốc, Lào, Brazil, Mỹ…


Lý giải nguyên nhân cho việc lượng cà phê rang xay nhập khẩu tăng trong vài năm gần đây là do ngành bán lẻ cà phê phát triển mạnh mẽ với rất nhiều thương hiệu nước ngoài như Starbucks, McCafé, Dunkin Donuts, và PJ's Coffee...Nhu cầu của các công ty này về cà phê rất lớn nhưng yêu cầu khắt khe. Trong khi đó, thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện nay tỷ lệ cà phê chế biến sâu tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng đến 10% sản lượng cà phê cả nước. Trong năm 2017, tỷ lệ cà phê chế biến sâu cũng chỉ dự kiến đạt 12%. Cà phê thô chiếm đến hơn 90% trong lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.



Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Giá tiêu hôm nay vẫn chưa có tín hiệu mới

Giá tiêu hôm nay 29-11 đã liên tục giảm về mốc 75.000 đồng/kg, cách xa so với mốc đỉnh điểm 170.000-200.000 đồng/kg như 1 năm trước đây. Trong một chiều hướng khác, giá tiêu xuất khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm nay cũng giảm tới 33% chỉ đạt 5.377 USD/tấn. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã lên tiếng lý giải về giá tiêu hiện nay.Chưa bao giờ giá tiêu trong mấy ngày hôm nay giảm giá mạnh như thời điểm này.


Giá tiêu hôm nay 29-11 vẫn đang ở mức bét
Giá tiêu hôm nay 29-11 vẫn đang ở mức bét


Được xếp vào hạng cường quốc về xuất khẩu hồ tiêu, cây tiêu cũng đem lại lợi nhuận "khủng" cho nông dân. Thế nhưng mọi chuyện đã khác khi năm nay giá hồ tiêu giảm thê thảm. Nhà nhà ào ạt trồng tiêu, nhưng chất lượng thì không đảm bảo... Nhiều thị trường nhập khẩu cũng đã "phản ứng" vì tiêu Việt Nam tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...

Những lời cảnh báo…

Giữa năm 2015, khi hồ tiêu đang ở thời điểm "hoàng kim" vì mang lại lợi nhuận "khủng", lọt vào top những nông sản xuất khẩu tỷ đô... thì Hiệp hội Gia vị châu Âu đã có thư gửi Bộ NNPTNT cảnh báo dư lượng hóa chất trong hạt tiêu Việt Nam. Thư cảnh báo khiến cả người trồng tiêu và giới kinh doanh "giật mình" nhìn lại. Sang năm 2016, một số nước châu Âu tiếp tục cảnh báo khi phát hiện hàm lượng chất diệt nấm Carbendazim vượt quá giới hạn cho phép trong lô hàng hạt tiêu đen của doanh nghiệp Việt Nam.


Theo bảng tổng hợp giá tiêu xuất khẩu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu đã về vị trí hạng "bét" so với các đối thủ khác trên thế giới. Không chỉ vậy, ở sản phẩm tiêu trắng (tiêu sọ), giá chung cũng giảm nhưng hàng Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt, tiêu trắng Trung Quốc có giá cao gấp đôi tiêu trắng Việt Nam.

Theo kết quả tổng hợp cảnh báo của EU, từ đầu năm 2015 đến giữa năm 2016, có 17 lô hàng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam bị phát hiện chứa dư lượng của 11 loại thuốc BVTV vượt mức quy định và cảnh báo về 3 chất có tần suất xuất hiện cao khác. Còn tại thị trường Nhật Bản, cơ quan chức năng nước này cũng đã đưa mức dư lượng hoạt chất Carbendazim trong hạt tiêu về mức 0, nếu không đạt chuẩn này, Nhật Bản sẽ từ chối nhập tiêu Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu tăng cao đã đem lại mức siêu lợi nhuận cho người trồng trong những năm qua, từ 300 triệu đến trên 1 tỷ đồng/ha. Do đó, nông dân đã ồ ạt mở rộng diện tích.

Diện tích thống kê năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2013, đã có 28 tỉnh, thành trồng tiêu. Phía Bắc mở rộng đến Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… Phía Nam mở rộng đến đất liền của Kiên Giang, Cà Mau… Các tỉnh có diện tích tiêu tăng đột biến và đứng đầu cả nước là Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Phước… Chính việc gia tăng sản xuất một cách ào ạt, không kiểm soát, không theo quy hoạch, chạy theo lợi nhuận… đã đẩy hồ tiêu Việt Nam cũng như nhiều nông sản khác vào thế khó. Để tăng năng suất, tận dụng thời điểm giá bán cao trong khi phải đối mặt với bệnh chết nhanh chết chậm ngày càng lan rộng, nhiều nhà vườn trồng tiêu đã lạm dụng thuốc BVTV. Từ đó, dẫn đến kết quả dư lượng các hoạt chất cấm trên sản phẩm cao, thị trường nhập khẩu từ chối nhập hàng…

"Trong bối cảnh giá hồ tiêu ở mức cao, việc sản xuất theo hướng bền vững sẽ làm giảm năng suất của vườn tiêu xuống khoảng 50-70% nên rất khó để thuyết phục nông dân" - ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch VPA, Tổng Giám đốc Intimex từng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cũng trăn trở rằng, năm nay, hồ tiêu Việt Nam rơi vào thế khó khăn vì các nước nhập khẩu đều lập rào cản, gây bất lợi cho hồ tiêu nước ta. Bên cạnh các yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, về thị trường… cũng đòi hỏi người trồng tiêu phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Giá tiêu hạng "bét"

Hoạt động thương mại, xuất khẩu hồ tiêu những năm qua cũng rất nhộn nhịp, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng mạnh và mở rộng khắp nơi đã giúp nông dân tiêu thụ được hết lượng sản phẩm sản xuất ra, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng đầu thế giới với tỷ trọng trên 58% lượng xuất khẩu toàn thế giới.


Thế nhưng, do diện tích tăng quá nhanh, cung vượt cầu nên giá tiêu bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2016 đến nay. Có thời điểm tiêu được thương lái thu mua với giá gần 200.000 đồng/kg nhưng đến đầu năm nay chỉ còn mức 80.000 đồng/kg.

Đối với tiêu xuất khẩu, giá tiêu Việt Nam đã "tụt dốc không phanh" kéo theo giá thu mua hồ tiêu nội địa cũng tụt giảm đến 50% trong vài ba tháng qua. So với Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… tiêu đen, tiêu trắng Việt Nam đang có giá thấp nhất trên thị trường xuất khẩu.

Ông Đỗ Hà Nam thông tin thêm, mặc dù xu thế giảm giá này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, song không thể dự đoán trước được mức giá đã giảm quá sâu khi dự báo nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu vẫn tăng 4 – 5% trong năm nay.

Theo ông Nam, so với các đối thủ xuất khẩu hồ tiêu như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… giá hồ tiêu Việt Nam đã giảm sâu và tụt về vị trí hạng "bét" trong bảng so sánh. Riêng Ấn Độ, cả giá nội địa và giá xuất khẩu tiêu đen Malabar của nước này luôn cao gấp đôi so với giá tiêu Việt Nam (xem đồ họa). Giá tiêu đen Lampung của Indonesia, Sarawak của Malaysia cũng cao hơn tiêu Việt Nam, ở mức lần lượt là 6.688 USD/tấn và 7.650 USD/tấn trong tháng 4 và giảm còn 5.410 USD/tấn đối với tiêu Lampung, 7.650 USD/tấn đối với tiêu ASTA trong tháng 5, trong khi của Việt Nam là 4.518 USD/tấn.

Giá tiêu trong nước cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Từ đầu tháng 4 tới nay, giá tiêu đã giảm 50%, từ mức 150.000 đồng/kg xuống còn xấp xỉ 80.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Mai Oanh - Tổng Thư ký VPA, giá hồ tiêu thế giới giảm mạnh chủ yếu do… trồng tiêu của Việt Nam. Cụ thể, từ 2013, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới đã tăng diện tích trồng mới một cách chóng mặt và cho sản lượng rất cao, cao hơn 50.000 tấn so với những năm trước đó.

Cập nhật thông tin giá cà phê hôm nay 29 tháng 11

Dù đã bước vào đợt cao điểm thu hoạch, cà phê chín đỏ cây nhưng nhiều nông dân trồng cà phê vẫn đang "nháo nhác" tìm nhân công. Việc chậm thu hoạch còn khiến nạn trộm cắp gia tăng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Gia ca phe hom nay ngày 29-11 xuống từng ngày, giá nhân công cao càng làm người trồng lao đao.


Hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch cà phê là hàng nghìn nhân công lại tập trung về các huyện có diện tích cà phê lớn như Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Pah… của tỉnh Gia Lai làm thuê, nhưng năm nay lại rất khan hiếm.

Giá cà phê hôm nay đang giảm sâu, nông dân "nháo nhác" tìm người thu hái
Giá cà phê hôm nay đang giảm sâu, nông dân "nháo nhác" tìm người thu hái
Ông Đào Văn Lục (48 tuổi, tại thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) cho biết: "Nhà tôi có gần 3.000 cây cà phê, mọi năm có khoảng 20 người đến nhận hái, còn năm nay gọi mãi mới được 7-8 người. Đã vậy nhiều hôm trời mưa, họ lại bỏ về". Trước tình hình đó, ông Lục và nhiều hộ khác đã đẩy giá thuê nhân công từ 60.000 đồng/100 kg lên đến gần 100.000 đồng song vẫn không thuê đủ người.

Dù đã tăng giá thuê nhân công nhưng vẫn chỉ lác đác 1-2 người đến hái

Việc khan hiếm nhân công thu hái còn khiến nhiều chủ vườn còn bất an vì trộm cắp. "Tôi đã huy động toàn bộ người nhà nhưng vẫn không hái kịp, vừa rồi bị mất trộm gần 1 tấn cà phê tươi. Không chỉ hái quả, bọn trộm còn làm tan nát cả vườn", ông Lục cho biết. Cũng vì không có người hái, cà phê thì chín đồng loạt, bà Lê Thị Thu (ở xã Ia Bă, huyện Ia Grai) cũng vừa bị mất trộm hơn 1 tấn quả. "Mấy ngày nay tôi đang chạy ngược chạy xuôi mà vẫn chưa thuê được người, nhìn hàng chục cây cà phê bị trộm mà xót", bà Lê Thị Thu lo lắng nói.

Nhiều vườn cà phê đã chín đỏ nhưng vẫn chưa thể hái vì thiếu nhân công

Nhẩm tính với chúng tôi, bà Trần Thị Minh (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết: "Trung bình mỗi ha cà phê cần 6 -7 nhân công thu hái, nhà tôi có 5 ha cà phê, cần có ít nhất 30 người thu hái mới kịp. Giờ cà phê chín đỏ cây nhưng mới thuê được vài người. Tôi lo nhất là không thu hái kịp, năm sau sẽ giảm năng suất". Là người may mắn hơn, ông Vũ Văn Môn (xã Ia Bă, huyện Ia Grai) thuê được đủ số người thu hoạch 3ha cà phê, nhưng hái được vài ngày gặp mưa kéo dài nên họ bỏ về hết. "Vừa sốt ruột vì cà phê chín trên cây, lại loay hoay phơi sấy cả chục tấn quả tươi, khổ với thời tiết", ông Môn mệt nói.

Nhiều nhà vườn đang tất bật thu hái để không bị ảnh hưởng đến năng suất vụ sau

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, do khan hiếm nên giá thuê nhân công bị đẩy lên, hình thành một đội ngũ "cò" lao động đòi chi phí môi giới cao, làm khó người trồng cà phê. Mặt khác, việc khoán sản phẩm với giá cao cũng khiến đội ngũ nhân công thừa cơ hái nhanh, hái ẩu làm cho cà phê gãy cành, ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Ngoài ra, để tranh thủ nhân công và thời tiết, nhiều chủ vườn còn cho tuốt luôn quả xanh non, làm giảm năng suất và chất lượng cà phê.

Dính quả đắng BOT, doanh nghiệp dè dặt với cao tốc Bắc - Nam

Bộ thúc, tỉnh lờ, doanh nghiệp (DN) oải vì đường đã xong gần 1 năm vẫn không được phép thu giá để hoàn vốn dù đã lên phương án giảm giá tối đa và đang phải gồng mình trả nợ ngân hàng... Tình trạng hợp đồng một đằng, thực hiện một nẻo tại một số dự án BOT giao thông trong thời gian qua khiến không ít DN tỏ ra thận trọng dù rất quan tâm tới dự án cao tốc Bắc - Nam.


Dính quả đắng BOT, doanh nghiệp dè dặt với cao tốc Bắc - Nam
Dính quả đắng BOT, doanh nghiệp dè dặt với cao tốc Bắc - Nam

Dính quả đắng BOT, doanh nghiệp dè dặt với cao tốc Bắc - Nam

Bộ thúc, tỉnh lờ, doanh nghiệp (DN) oải vì đường đã xong gần 1 năm vẫn không được phép thu giá để hoàn vốn dù đã lên phương án giảm giá tối đa và đang phải gồng mình trả nợ ngân hàng... Tình trạng hợp đồng một đằng, thực hiện một nẻo tại một số dự án BOT giao thông trong thời gian qua khiến không ít DN tỏ ra thận trọng dù rất quan tâm tới dự án cao tốc Bắc - Nam.
6 tháng xin thu phí không được, vì thiếu 1 công văn

Chủ đầu tư dự án tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75-Km100 theo hình thức BOT cho biết, đã liên tục gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, "khẩn cầu thực hiện thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ" trong tháng 11.2017. Tuy nhiên, tới nay đề xuất này vẫn bị treo vì UBND tỉnh Thái Nguyên chưa gửi văn bản cho ý kiến lên Bộ GTVT dù cuộc họp ba bên giữa nhà đầu tư, UBND tỉnh và Bộ GTVT đã đạt được sự đồng thuận từ hơn 6 tháng trước.

Trao đổi với Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, khi bắt đầu triển khai, dự án cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới nhận được sự ủng hộ và thống nhất toàn diện của UBND tỉnh Thái Nguyên và đáng lẽ dự án phải cho thu giá từ lâu. Ông Công khẳng định, Bộ GTVT đã gửi văn bản đề nghị tỉnh cho ý kiến để có cơ sở cho phép chủ đầu tư thu giá nhưng tỉnh "chẳng trả lời gì cả" mà việc thu giá, mở trạm sẽ không thể được thực hiện nếu thiếu sự phối hợp của địa phương.

Trong khi đó, trả lời Báo Lao Động, ông Trương Văn Phụng - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên - thì khẳng định: "Đó là trạm của Bộ GTVT, không phải của tỉnh nên đi hỏi Bộ GTVT" và cho biết, đã tham mưu cho UBND tỉnh nên muốn biết vì sao UBND tỉnh chưa có ý kiến thì phải "đi hỏi UBND tỉnh".

Mắc kẹt ở giữa, liên danh Cienco 4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc - chủ đầu tư dự án cho biết, đang đứng bên bờ vực phá sản vì từ tháng 1.2017, đơn vị này đã phải trả lãi cho ngân hàng khoảng 16 tỉ đồng/tháng và từ tháng 11/2017 sẽ phải trả thêm gốc. Bên cạnh đó, DN cũng phải chi trả hàng tỉ đồng chi phí duy trì hoạt động của DN dự án và bảo dưỡng thường xuyên.

Ông Phạm Minh Đức - Giám đốc Cty BOT Thái Nguyên Chợ Mới - cho biết, đã nhiều lần làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên, DN trình và đã thống nhất được phương án giảm giá chi tiết mà không hiểu sao tỉnh vẫn chưa có ý kiến chính thức gửi Bộ GTVT nên hiện DN chưa thể tiến hành ra soát các DN, hộ dân trong diện giảm giá.

Theo ông Đức, vướng mắc này không hề có trong hợp đồng ký kết giữa DN và Bộ GTVT và việc phát sinh này khiến nhà đầu gặp rất nhiều khó khăn. Nhà đầu tư mới đây đã có văn bản trong đó có nội dung nhắc tới điều khoản phạt khi hợp đồng bị phá vỡ và thực sự gặp khó vì "trong hợp đồng không có tỉnh nhưng khi triển khai thu, vai trò của tỉnh rất lớn, phải có sự phối hợp của địa phương, nếu không có sẽ rất khó cho nhà đầu tư" và nhà đầu tư chỉ muốn giải quyết hài hoà lợi ích giữa các bên.

Đường trắng tồn khô còn rất nhiều

Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, tồn kho đường ở nhà máy và doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất cao, tại nhà máy là 674.000 tấn, tại các công ty kinh doanh là 43.000 tấn. Nhưng vì sao giá đường hiện nay lại vẫn rất cao?


Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý

Theo các số liệu thống kê về mặt hàng đường ăn, hiện nay, mặc dù giá giao tại nhà máy chỉ còn 14.000 – 15.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ tại các siêu thị vẫn dao động từ 19.000 – 23.000 đồng/kg. Ở chợ và cửa hàng lẻ có thấp hơn 1 chút.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội: "Hiện nay, giá bán lẻ đường cho người tiêu dùng từ nhà máy cộng thêm các chi phí thuế, v.v. chỉ khoảng 17.000 – 18.000 đồng là hợp lý. Với giá đó vừa đảm bảo quyền lợi cho NTD , vừa giải quyết nhanh tồn kho đang đọng lại tại các nhà máy".

Lý giải nguyên nhân tình trạng giá đường cao rất phí lý khi lượng hàng còn tồn kho lớn, theo ông Phú, trước hết, nhìn vào kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa qua đã cho thấy hiện tượng các đại lý, thương lái thậm chí một số nhà máy găm hàng tồn kho chờ giá lên. Mặt khác, đường nhà máy không đến thẳng được khâu bán lẻ mà phải qua nhiều đại lý cấp 1, cấp 2 trung gian cộng thêm các chi phí ở khâu bán lẻ như chiết khấu và các chi phí khác, làm cho giá bị đẩy lên cao.

Cũng theo ông Phú, tại một cuộc họp chuyên đề để giải quyết bài toán sản xuất phân phối mặt hàng đường, các nhà bán lẻ nói: "Chúng tôi không mua được trực tiếp tại các nhà máy, phải qua các đại lý cho nên giá bán là như vậy".

Còn theo đánh giá của Bộ NN & PTNT thì "đúng là có hiện tượng găm hàng đầu cơ đợi giá, hiện tượng thương lái, đại lý mua gom để trục lợi, phải kiểm tra để chấn chỉnh, xong việc doanh nghiệp sản xuất đàm phán để tiêu thụ đường với các siêu thị không phải là dễ .

"Muốn đưa được đường vào siêu thị phải đàm phán đến 20 điều khoản mà các siêu thị đưa ra, từ chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn trước, chiết khấu đơn hàng khai trương, chiết khấu thanh toán đúng hạn, thưởng theo doanh số bán hàng cho siêu thị, đến việc chậm thanh toán tiền hàng để hợp thức hóa việc chiếm dụng vốn của nhà máy, hỗ trợ vận chuyển, khuyến mãi cho siêu thị, v.v.", chuyên gia này phân tích.

"Chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất đường đã nản lòng khi tìm con đường vào kênh bán lẻ hiện đại. Điều quan trọng là mức giá bán lẻ dâng cao vô lý do các nguyên nhân trên thì người trồng mía cũng không được hưởng và người tiêu dùng bị "móc túi" vô lý mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng", ông Phú nói thêm.

Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, muốn giải quyết bài toán trên, cần phải thiết lập chuỗi phân phối đường hiệu quả hợp lý, bỏ trung gian, đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ.

Dẫn Quyết định 27/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án tổ chức đề án trong nước (vẫn còn hiệu lực) nêu rõ : Các nhà sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá bán của hàng hóa, ông Phú cho rằng, theo đúng quy định này thì các nhà máy đường phải tổ chức bán đại lý ở hệ thống bán lẻ, không tổ chức mua đứt bán đoạn như hiện nay, dễ nảy sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiêu thụ.

"Làm được những điều như trên, cộng với những chính sách về phát triển ngành mía đường của Chính phủ, trong thời gian sắp tới, mặt khác, cần bỏ chính sách bảo hộ đường để các đơn vị sản xuất phải tự vươn lên thì chắc chắn sản phẩm đường của VN sẽ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng ở thị trường nội địa, phục vụ tốt cho ngành sản xuất công nghiệp thực phẩm và tiêu dùng lẻ của các hộ gia đình", ông Phú nói thêm.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại từ ngày 30/11

Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết, Trạm thu phí BOT Cai Lậy đã hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để chính thức thu phí trở lại vào 9 giờ ngày 30/11/2017.


Trạm BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy trước giờ thu phí trở lại. Ảnh: Minh Trí - TTXVN


Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Trạm thu phí BOT Cai Lậy đã hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để chính thức thu phí trở lại vào 9 giờ ngày 30/11/2017.

Để phục vụ tốt cho hoạt động thu phí, ông Hiệp cho biết, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ cán bộ, nhân viên thu phí đảm bảo không để xảy ra ùn tắt mất thời gian của người tham gia giao thông.

Về phía chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng của tỉnh Tiền Giang đã có kế hoạch sẵn sàng phối hợp với nhà đầu tư để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc tại khu vực trạm BOT Cai Lậy.

Trước khi trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại, chính quyền và ngành chức năng huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã tuyên truyền, đối thoại với người dân, người điều khiển phương tiện giao thông trong vùng dự án tuyến tránh Cai Lậy nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tuyến tránh là góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1.

Về mức giảm phí qua trạm BOT Cai Lậy, theo phụ lục hợp đồng đã ký lại giữa Bộ Giao thông Vận tải với liên danh nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã thống nhất mức giảm phí dịch vụ khoảng 30% cho tất cả phương tiện.

Cụ thể, mức thu giá qua trạm BOT Cai Lậy thấp nhất là 25.000 đồng/xe/lượt (mức cũ là 35.000 đồng/xe/lượt) cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn; cao nhất là 140.000 đồng/xe/lượt (mức cũ là 180.000 đồng) cho xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet; vé tháng và vé quý thực hiện theo quy định trên cơ sở vé lượt.

Theo ông Hiệp, sau khi thực hiện giảm giá vé, mức thu giá của trạm BOT Cai Lậy tương tự với các trạm thu phí lân cận là trạm BOT tuyến tránh Sóc Trăng và tuyến tránh Bạc Liêu, thấp nhất trên Quốc lộ 1 hiện nay.

"Theo tính toán, giá vé của ba loại vé lượt, vé tháng và vé quý trạm BOT Cai Lậy giảm tới 30% so với giá vé các trạm BOT đang thu phí trên Quốc lộ 1", ông Hiệp cho hay.

Đặc biệt, ngoài việc giảm giá vé cho tất cả các loại phương tiện, Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án cũng thống nhất miễn giảm cho chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực xung quanh trạm thu giá.

Cụ thể, các phương tiện loại 1(xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng) và loại 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn – nhưng không kinh doanh vận tải) của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú tại 4 xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An (huyện Cai Lậy) được giảm tối đa 100% phí dịch vụ khi qua trạm.

Đồng thời, giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú tại các 4 xã nói trên của huyện Cai Lậy (có kinh doanh vận tải) và xe buýt của hoạt động nội tỉnh Tiền Giang.

Dự án xây dựng công trình Quôc lộ 1 đoạn tránh Thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000 có tổng chiều dài 38,5km, tổng mức đầu tư hơn 1.398 tỷ đồng, bao gồm hai hợp phần: hợp phần 1 - cải tạo, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 dài 26,4km, sửa chữa 14 cầu và lắp đặt hệ thống thoát nước trên tuyến; hợp phần 2 - xây dựng tuyến tránh Thị xã Cai Lậy dài 12,1km và xây dựng 7 cầu (trong quá trình triển khai thực hiện có 2 cầu chuyển thành cống để đảm hiệu quả đầu tư theo đề nghị của địa phương).

Vị trí trạm thu giá dịch vụ để hoàn vốn đặt tại khoảng Km 1999+900, Quốc lộ 1 nằm trong phạm vi dự án.

Mitsubishi thừa nhận làm sai số liệu

Chủ tịch Hội đồng quản trị của Mitsubishi Materials, ông Akira Takeuchi đã xin lỗi về việc làm giả số liệu các linh kiện bán cho các nhà sản xuất xe hơi, máy bay và thiết bị công nghiệp suốt hơn 1 năm qua.


Chủ tịch Mitsubishi Akira Takeuchi nói: "Tôi xin lỗi sâu sắc vì gây ra nhiều rắc rối cho các khách hàng và cổ đông".

Tờ The New York Times đưa tin, ba trong số các công ty con của Mitsubishi Materials đã giả mạo dữ liệu về sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng. Công ty này đã đệ trình một báo cáo cho Bộ Giao thông Nhật Bản vào hôm 24/11 vừa qua.

Cụ thể, các nhà quản lý tại một trong ba công ty con này đã biết việc giả mạo dữ liệu từ tháng 2 năm nay sau một cuộc kiểm tra nội bộ. Tuy nhiên, họ không báo cáo vấn đề này với công ty mẹ cho đến tháng 10 vừa qua và phải mất thêm một tháng nữa thì Mitsubishi Materials mới công khai vụ bê bối này.

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Hiroshige Seko, đã gọi vụ bê bối của công ty này là một vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến niềm tin vào nền công nghiệp sản xuất của Nhật Bản. Giá cổ phiếu của Mitsubishi Materials đã giảm 8% vào hôm 24/11.

Đáng nói, Mitsubishi cho biết họ đã chuyển các sản phẩm có số liệu giả mạo cho hơn 250 khách hàng. Công ty này không công bố cụ thể tên các khách hàng, nhưng các sản phẩm của công ty được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, máy bay,...

Trong đó, hãng Boeing, hãng mua lại các linh kiện máy bay phản lực từ các công ty con của Tập đoàn Mitsubishi, cho hay họ đang xem xét lại chuỗi cung ứng của mình.

"Chất lượng và sự an toàn của sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi đã nắm được thông tin về vụ bê bối này và đang xem xét lại vấn đề. Tập đoàn sẽ có hành động kịp thời và thích hợp trong trường hợp cần thiết", Boeing cho biết trong một tuyên bố.

Tờ Business Insider cho biết, những rắc rối của Mitsubishi Materials cũng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất lớn khác như Nissan Motor và Kobe Steel, trong đó có vụ giả mạo số liệu ít nhất trong suốt một thập kỷ tại Kobe Steel.

Theo đó, trong một loạt các thông báo từ tháng trước, công ty sản xuất thép này thừa nhận giả mạo dữ liệu về chất lượng của nhôm, đồng và các sản phẩm khác để đạt được các tiêu chuẩn đã hứa hẹn với khách hàng dù trên thực tế không được như vậy.

Tuy nhiên, Kobe Steel đã đổ lỗi cho việc cắt giảm chi phí, sự giám sát lỏng lẻo của các nhà điều hành và văn hóa doanh nghiệp chệch hướng đã làm nản lòng các nhân viên tại đây.

Bên cạnh đó, Nissan và Subaru đã công nhận hồi tháng trước rằng họ đã thuê lao động không đạt yêu cầu của cơ quan quản lý Nhật Bản để kiểm tra chất lượng xe sản xuất cho thị trường trong nước. Điều này đã khiến hãng này phải thu hồi hàng ngàn sản phẩm.

Hãng Takata cũng chịu thiệt hại đáng kể khi phải thu hồi hàng triệu xe trên toàn cầu, sau đó tuyên bố phá sản hồi tháng 6, do cuộc khủng hoảng lỗi túi khí lớn nhất lịch sử. Còn Toshiba vẫn chưa thể gượng dậy sau vụ bê bối gian lận kế toán và thua lỗ trầm trọng mảng điện hạt nhân tại Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Giảm khai thác và tăng giá của dầu thô là bước đi của Opec

[Infographic] Lần đầu tiên, OPEC và đồng minh đều hoàn thành vượt mục tiêu giảm sản lượng dầu thô

OPEC giảm được 1,218 triệu thùng/ngày

Một tháng trước khi Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và khối đồng minh nhóm họp để đánh giá hiệu quả của cam kết giảm sản lượng dầu thô, cả hai đã nỗ lực để cùng hoàn thành vượt mục tiêu, nhưng số quốc gia hoàn thành mục tiêu lại giảm gần một nửa.




Tháng 10 là tháng đầu tiên cả OPEC và khối đồng minh đều hoàn thành vượt mục tiêu giảm sản lượng dầu thô.

Trong đó, OPEC giảm được 1,218 triệu thùng/ngày, tương đương đạt 104% mục tiêu; các nước ngoài OPEC giảm được 575 nghìn thùng/ngày, tương đương đạt 105% mục tiêu.



Trung bình 10 tháng, phần lớn các nước tham gia cam kết giảm sản lượng dầu thô của OPEC đều hoàn thành ít nhất 80% mục tiêu.

Trong khối OPEC, ngoài Saudi Arabia vẫn luôn là nước hoàn thành vượt mục tiêu, Angola và Qatar cũng là hai nước có đóng góp quan trọng giúp OPEC hoàn thành cam kết trong phần lớn thời gian. Trung bình 10 tháng thực hiện cam kết, Saudi Arabia đã hoàn thành 122% mục tiêu; của Angola và Qatar lần lượt là 133% và 130%.Trong khối đồng minh do Nga dẫn đầu, Brunei lại là nước rất tích cực giảm sản lượng dầu thô. Tính trung bình 10 tháng, Brunei đã hoàn thành 463% mục tiêu; nói cách khác, Brunei đã giảm sản lượng dầu thô nhiều hơn rất nhiều so với mục tiêu đã cam kết.

Trong tháng 10, chỉ có 7 trong tổng 21 quốc gia tham gia cam kết giảm sản lượng dầu thô hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mục tiêu; gồm Saudi Arabia, Venezuela, Algeria, Qatar thuộc OPEC và Mexico, Brunei, Sudan thuộc khối đồng minh.

Tháng 10, Brunei, Venezuela và Mexico là 3 nước giảm sản lượng mạnh nhất, hoàn thành lần lượt 375%, 215% và 203% kế hoạch. Đứng sau là, Qatar (160%), Algeria (154%), Sudan (150%) và Saudi Arabia (112%).



Kế hoạch giảm sản lượng của OPEC và đồng minh ngày càng có thấy hiệu quả tích cực đối với thị trường dầu mỏ, mà bằng chứng là sự phục hồi của giá dầu thô. Tính đến ngày 14/11, giá dầu Brent là 62,21 USD/thùng sau khi vượt ngưỡng 60 USD/thùng lên cao nhất hơn hai năm. Tồn kho dầu thô cũng đang giảm dần về ngưỡng trung bình 5 năm.

Giới đầu cơ theo đó đã tăng đặt cược vào đà tăng giá của dầu thô lên cao kỷ lục.

Ngày 23 - 24/11, Hội đồng kinh tế OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna để thảo luận về thị trường dầu mỏ trước thềm hội nghị với các nước đồng minh bàn về "số phận" của cam kết giảm sản lượng dầu thô. Hiện tại, cam kết giảm sản lượng dầu thô của OPEC và các đồng minh được gia hạn đến hết tháng 3/2018.

Hiện tại, phần lớn thị trường đều cho rằng OPEC và đồng minh sẽ tiếp tục gia hạn cam kết giảm sản lượng dầu thô đến cuối năm 2018.