Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Thành viên Tài chính Hoàng Minh tiếp tục gọi vốn cho dự án nghỉ dưỡng tại Cam Ranh

  Sau hai đợt phát hành trái phiếu, từ đầu năm đến nay, dự án Cam Ranh Bay Hotel & Resort do Cam Lâm (thành viên của Tài chính Hoàng Minh) làm chủ đầu tư đã đón dòng vốn hơn 900 tỷ đồng.

Công ty con KPF tiếp tục gọi vốn cho Cam Ranh Bay Hotel & Resort - Ảnh 1.

(Ảnh: Cam Ranh Bay Hotel & Resort).

Ngày 23/11, Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm đã công bố chào bán thành công lô trái phiếu có giá trị hơn 259 tỷ đồng, kỳ hạn 48 tháng, đáo hạn vào 16/8/2025. Trái phiếu được sắp xếp bởi CTCP Chứng khoán Everest. 

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Lãi suất cố định áp dụng cho toàn bộ thời hạn của trái phiếu là 11%/năm.

Cam Lâm cho biết, số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được Cam Lâm sử dụng để đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Prime Cam Ranh Bay Hotel & Resort giai đoạn 2.

Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu là gần 26,5 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (mã chứng khoán: KPF).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thanh-vien-tai-chinh-hoang-minh-tiep-tuc-goi-von-cho-du-an-nghi-duong-tai-cam-ranh-20211129145443088.htm

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Đất Xanh thu xếp được nguồn vốn 4.000 tỷ đồng, dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu

Đất Xanh cho biết đã thu xếp được nguồn vốn thay thế cho phương án phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Theo kế hoạch trước đó, số cổ phiếu này sẽ được chào bán với giá không thấp hơn 20.000 đồng/cp, tương đương số vốn thu được không thấp hơn 4.000 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa thông qua nghị quyết về việc ngừng phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ.

Trước đó vào tháng 6 năm nay, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của doanh nghiệp đã thông qua việc phát hành riêng lẻ này, loại bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu một năm, với mức giá không thấp hơn 20.000 đồng/cp, tương đương dự thu tối thiểu 4.000 tỷ đồng.

Theo thông tin từ doanh nghiệp, hiện Đất Xanh đã sắp xếp được nguồn vốn khác thay thế cho nguồn vốn huy động từ phương án trên, do đó việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ theo kế hoạch cũ sẽ bị hủy bỏ. 

HĐQT công ty cũng cho biết sẽ báo cáo về việc dừng phát hành này với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022. 

Đất Xanh ngừng phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu DXG của Đất Xanh trong vòng một năm. (Nguồn: Tradingview).

Nguồn cung BĐS đang khan hiếm nghiêm trọng do đâu?

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc ách tắc các thủ tục pháp lý thì việc nhiều doanh nghiệp mua gom và đầu cơ dự án là nguyên nhân khiến nguồn cung bất động sản hiện nay khan hiếm nghiêm trọng.

Thị trường bất động sản năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhất là trong quý III. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, nguồn cung bất động sản mới trên cả nước chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng đối với dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn hoàn thành.

Cụ thể, tại miền Bắc có 84 dự án với 33.857 căn được cấp phép, 83 dự án với 10.347 căn hoàn thành. Tại miền Trung có 46 dự án với 10.508 căn được cấp phép, 20 dự án với 3.638 căn hoàn thành. Tại miền Nam có 71 dự án với 40.179 căn được cấp phép, 35 dự án với 1540 căn hoàn thành.

Lượng giao dịch bất động sản bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá giao dịch bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

Có thể thấy, tình trạng mất cân đối cung - cầu đang rất nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Trong khi đó, nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), sự sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP HCM rất nghiêm trọng.




"Vướng là do quy định pháp luật, trực tiếp là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng “đất ở và các loại đất khác”. Chúng tôi cho rằng điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại TP HCM bị vướng ở vấn đề này", ông Châu cho biết.

Cũng theo vị chuyên gia này, Nghị định 30 hướng dẫn đúng nhưng đã bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.

Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện.

Nay chỉ cho phép thêm trường hợp được xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có đất ở hợp pháp và các loại đất khác, nhưng sẽ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bao gồm trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu: 100% đất nông nghiệp, 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất hỗn hợp gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Giá xăng dầu hôm nay 29/11: Giá dầu tăng nhờ nhu cầu tăng

Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-29-11-gia-dau-tang-tro-lai-trong-phien-giao-dau-tuan-20211129090042597.htm

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 29/11 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 71,4 USD/thùng - tăng 89 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 1/2022): 74,6 USD/thùng - tăng 87 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 47,170 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Dầu có ngày tồi tệ nhất trong năm vào thứ Sáu, giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng khi chủng COVID-19 đang bắt đầu tăng trở lại làm dấy lên nỗi lo ngại về nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.

Cuộc họp thường xuyên dự kiến diễn ra vào tuần tới giữa các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, trở thành tâm điểm chú ý của thị trường sau khi Mỹ giải phóng 50 triệu thùng dầu thô từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược hôm 23/11.


Các báo cáo cho biết đáp lại sự hợp tác giữa các nhà tiêu thụ lớn, OPEC+ đã suy nghĩ về việc tạm dừng những đợt tăng sản lượng này, điều này đã giúp giải thích cho sự gia tăng của giá dầu sau khi kho dự trữ được giải phóng.

OPEC và các đồng minh sản xuất dầu của tổ chức này sẽ gặp nhau vào ngày 2/12 để thảo luận về chính sách sản xuất cho tháng 1 và sau đó. Tập đoàn này đã từ từ nới lỏng việc cắt giảm sản lượng lịch sử mà họ đã đồng ý vào tháng 4 năm 2020 khi COVID-19 cắt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ. Kể từ tháng 8, nhóm, được gọi là OPEC +, đã trả lại 400.000 thùng mỗi ngày cho thị trường mỗi tháng.

Số giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 6 giàn lên 467 trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt không đổi tuần thứ ba liên tiếp ở 102 giàn.

Ba quận ở TP HCM tăng cấp độ dịch

UBND TP HCM vừa cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.

Đến ngày 28/11, dịch ở TP.HCM đang ở cấp độ 2. Tại 22 địa phương cấp quận/huyện, có 9 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 13 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình).

9 địa phương có dịch ở cấp độ 1 là quận 1, 6, 7, 8, 11, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ. 13 địa phương ở cấp độ 2 là quận 3, 4, 5, 10, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Nhà Bè.

Theo thống kê, 3 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 4, Bình Thạnh và Tân Phú (cấp 1 lên cấp 2); một địa bàn giảm cấp độ dịch là huyện Cần Giờ (từ cấp độ 2 xuống cấp 1).

Đối với 312 phường, xã, thị trấn có 123 đơn vị đạt cấp 1; 184 nơi đạt cấp 2 và 5 đơn vị cấp 3. Không có địa bàn thuộc cấp độ 4.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-29-11-thu-tuong-yeu-cau-dieu-tra-su-co-4-nguoi-tu-vong-sau-khi-tiem-vac-xin-20211129065000156.htm

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

AEON MALL Thanh Hóa sẽ hoạt động từ năm 2023

Sáng 25/11, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ký kết và trao đổi các văn kiện hợp tác với Chủ tịch Tập đoàn AEON MALL Nhật Bản.

Theo đó, hơn 40 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã được trao. 

UBND tỉnh Thanh Hóa và doanh nghiệp Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư Trung tâm thương mại AEON MALL tại Thanh Hóa.

Với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 170 triệu USD, dự kiến AEON MALL Thanh Hóa sẽ khởi công vào quý I/2022, khánh thành năm 2023.

AEON MALL Thanh Hóa sẽ hoạt động từ năm 2023 - Ảnh 1.

Đẩy nhanh tiến độ dự án AEON MALL tại Thanh Hóa. (Ảnh: AEON MALL).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/aeon-mall-thanh-hoa-se-hoat-dong-tu-nam-2023-20211126162603998.htm

Tân Hoàng Minh lập quy hoạch hai dự án khu đô thị 12.500 tỷ đồng tại Lạng Sơn

 Dự án khu đô thị kết hợp công nghiệp, thương mại dịch vụ khoảng 10.000 tỷ đồng, dự án khu đô thị kết hợp du lịch sinh thái cao cấp khoảng 2.500 tỷ đồng.

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn và Tập đoàn Tân Hoàng Minh tổ chức Lễ ký kết biên bản thoả thuận về việc khảo sát lập quy hoạch các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đô thị, công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 

Cụ thể, hai bên đã ký biên bản thoả thuận về việc khảo sát lập quy hoạch hai dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đô thị, công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. 

Tổng vốn đầu tư dự kiến 12.500 tỷ đồng. Trong đó, dự án khu đô thị kết hợp công nghiệp, thương mại dịch vụ khoảng 10.000 tỷ đồng, dự án khu đô thị kết hợp du lịch sinh thái cao cấp khoảng 2.500 tỷ đồng. 

Tiến độ thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch và thực hiện các thủ tục đầu tư từ tháng 12/2021 - 12/2022.

Tỉnh Lạng Sơn sẽ hỗ trợ tập đoàn về pháp lý cũng như các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và giải quyết các thủ tục hành chính để tập đoàn triển khai các bước lập quy hoạch, đề xuất đầu tư của doanh nghiệp. 

Tân Hoàng Minh lập quy hoạch hai dự án khu đô thị 12.500 tỷ đồng tại Lạng Sơn - Ảnh 1.

Tân Hoàng Minh lập quy hoạch hai dự án khu đô thị 12.500 tỷ đồng tại Lạng Sơn. (Ảnh: Vietnamnet).

Đầu tháng 11, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng xem xét về hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh của Tân Hoàng Minh Group.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/tan-hoang-minh-lap-quy-hoach-hai-du-an-khu-do-thi-12500-ty-dong-tai-lang-son-20211125163741919.htm

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Tiến độ mới nhất về dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Ngày 24/11, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị có cuộc họp chuẩn bị nội dung ký kết với Doanh nghiệp Hợp tác Singapore (SCE) của Singapore và CTCP Phát triển Sunshine Homes (SSH) về quy hoạch Cảng hàng không Quảng Trị.

Có 15 nội dung liên quan đến các lĩnh vực trong dự thảo Biên bản ghi nhớ giữa tỉnh Quảng Trị và SCE, SSH về quy hoạch Cảng hàng không Quảng Trị.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng thống nhất cần chú trọng đến các lĩnh vực: Nghiên cứu tổng thể khu vực Cảng hàng không Quảng Trị, nghiên cứu báo cáo khả thi, kêu gọi các cơ sở hỗ trợ hàng không. Đối với nội dung quy hoạch thành phố sân bay, cần phải tính đến khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp trong tổng thể chung.

Tiến độ mới nhất về dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị - Ảnh 1.

Phối cảnh Cảng hàng không Quảng Trị. (Ảnh: Báo đầu tư).

Trước đó, ngày 23/11, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/tien-do-moi-nhat-ve-du-an-xay-dung-cang-hang-khong-quang-tri-20211125121720992.htm

Lideco 1 làm khu công nghiệp Tân Hưng 105 ha tại Bắc Giang

  Khu công nghiệp Tân Hưng, huyện Lạng Giang, quy mô 105,3 ha với tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng.

Ngày 23/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là CTCP Lideco 1 (Hà Nội) đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Hưng.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, quy mô 105,3 ha. Tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của nhà đầu tư hơn 177,7 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động.

Phía bắc KCN Tân Hưng giáp CCN Tân Hưng; phía nam giáp Khu dân cư và đất nông nghiệp thôn Quyết Thắng, xã Xương Lâm và thôn Sông Cùng xã Tân Hưng; phía đông giáp với đất nông nghiệp xã Tân Hưng và tuyến đường theo quy hoạch chung huyện Lạng Giang; phía tây giáp tuyến đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Lideco 1 làm khu công nghiệp Tân Hưng 105 ha tại Bắc Giang - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: thebatdongsan).

Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Tân Hưng và xã Xương Lâm (Lạng Giang), thời gian thực hiện 36 tháng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/lideco-1-lam-khu-cong-nghiep-tan-hung-105-ha-tai-bac-giang-20211125111231777.htm

Hà Nội ghi nhận F0 cộng đồng cao nhất kể từ khi bùng dịch

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong ngày 24/11, trên địa bàn phát hiện thêm 285 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 159 ca cộng đồng. Đây cũng là ngày Hà Nội ghi nhận nhiều F0 cộng đồng nhất từ khi COVID-19 bùng phát.

285 F0 phân bố tại 27/30 quận, huyện: Đống Đa (26); Hai Bà Trưng (24); Hoàng Mai (21); Long Biên (17); Hà Đông (16); Ba Đình, Sơn Tây (15); Nam Từ Liêm, Cầu Giấy (14); Mê Linh, Chương Mỹ (13); Hoài Đức (12); Quốc Oai (10); Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Mỹ Đức (9); Thanh Xuân (7); Gia Lâm, Tây Hồ, Phú Xuyên, Thường Tín (6); Thạch Thất (5); Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàn Kiếm (3); Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ (một).

Phân bố 285 ca theo các chùm ca bệnh, ổ dịch:

Chùm ho sốt thứ phát (180);

Chùm sàng lọc ho sốt (46);

Chùm liên quan các tỉnh có dịch thứ phát (13);

Ổ dịch La Thành, Giảng Võ (11);

Ổ dịch thôn Mới, Tốt Động (9);



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-25-11-ha-noi-ghi-nhan-f0-cong-dong-cao-nhat-ke-tu-khi-bung-dich-20211125071302051.htm

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Loạt bộ ngành di dời trụ sở ra vùng nội đô mở rộng

Thời gian qua, nhiều bộ ngành đã chuyển trụ sở từ nội đô lịch sử ra vùng nội đô mở rộng theo định hướng quy hoạch.

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô: Có mới nhưng... không nới cũ - Ảnh 1.

Năm 2019, Bộ trường Bộ Xây dựng có văn bản trả lời chất vấn về việc di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô. Cụ thể, thực hiện chủ trương di dời trụ sở các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội. Trong ảnh: Trụ sở mới của Bộ TN&MT và Bộ Nội vụ trên đường Tôn Thất Thuyết.

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô: Có mới nhưng... không nới cũ - Ảnh 2.

Đến nay, đã có 9 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới bao gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong các Bộ, ngành đã đầu tư xây dựng trụ sở mới đến nay chỉ có Bộ Nội vụ đã bàn giao lại trụ sở cũ cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, Bộ Tài chính đã có quyết định thu hồi 4 cơ sở của Bộ Nội vụ để bố trí cho các cơ quan khác quản lý, sử dụng làm trụ sở làm việc; vẫn còn một số cơ quan tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, chưa thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng (Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ,..). Trong ảnh: Trụ sở mới của hai bộ nêu trên khánh thành vào năm 2010 và 2011.

Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô: Có mới nhưng... không nới cũ - Ảnh 3.

Mới đây nhất, vào tháng 10/2021, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết trên tờ Kinh tế & Đô thị, hiện đã có 9 bộ, ngành hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới song nhiều bộ tiếp tục sử dụng trụ sở cũ, hầu như chưa có bộ nào thực hiện việc bàn giao cho TP Hà Nội khai thác, sử dụng. Trong ảnh: Trụ sở Bộ Nội vụ cao 17 tầng và Bộ TN&MT cao 18 tầng.

Hà Đô chưa tìm được ứng viên cho ghế thành viên HĐQT vừa để trống

 ĐHĐCĐ bất thường của Hà Đô vừa qua đã thông qua miễn nhiệm thành viên HĐQT Ngô Xuân Quyền. Doanh nghiệp vẫn đang tìm ứng viên phù hợp thay thế ông Quyền để tiến hành bầu cử tại kỳ đại hội gần nhất.

Theo biên bản kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vừa qua, CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã chứng khoán: HDG) chưa tìm được ứng viên phù hợp để bầu cử vào vị trí thành viên HĐQT vừa để trống sau khi ông Ngô Xuân Quyền rời đi.

Cụ thể, HĐQT Hà Đô đã tiếp nhận đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Ngô Xuân Quyền từ ngày 1/10/2021. Tại cuộc họp bất thường, việc miễn nhiệm ông Quyền được thông qua với gần 95% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của các cổ đông tham gia họp.

Công ty cho biết đang tiếp tục tìm kiếm ứng viên phù hợp để tiến hành bầu cử tại kỳ ĐHĐCĐ gần nhất.

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ha-do-chua-tim-duoc-ung-vien-cho-ghe-thanh-vien-hdqt-vua-de-trong-20211124153437065.htm

Quảng Trị có thêm hai dự án nghỉ dưỡng trăm tỷ của DoBF và Merlion

  Dự án resort nghỉ dưỡng Eden Garden trên đảo Cồn Cỏ và Khu phức hợp Merlion Center tại Cồn Nổi, TP Đông Hà có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã có buổi làm việc với CTCP DoBF và CTCP Merlion Việt Nam để nghe báo cáo kết quả khảo sát, đề xuất ý tưởng đầu tư một số dự án du lịch Eden Garden trên đảo Cồn Cỏ và khu phức hợp Merlion Center tại Cồn Nổi.

Cụ thể, dự án du lịch Eden Garden trên đảo Cồn Cỏ (huyện đảo Cồn Cỏ) do CTCP DoBF khảo sát và đề xuất ý tưởng. Vị trí dự kiến xây dựng dự án có lợi thế được kiến tạo địa chất từ trầm tích san hô và dung nham núi lửa, hệ sinh thái chưa bị can thiệp nên còn hoang sơ, đa dạng.

Trên cơ sở đó, DoBF đề xuất ý tưởng đưa du lịch bảo tồn, nghiên cứu khoa học đại dương, nuôi trồng hải sản, hậu cần nghề cá, kinh tế vườn rừng tự nhiên làm định hướng phát triển du lịch chính. 

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ xây dựng Tổ hợp dự án resort nghỉ dưỡng cao cấp và dịch vụ giải trí thương mại Cồn Cỏ trên diện tích 3,7 ha với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng.

Dự án gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 xây dựng khu thương mại dịch vụ gồm nhà hàng, quán bar, homestay, luxury resort; giai đoạn 2 là hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng như: Nông nghiệp bền vững, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ phụ trợ mùa mưa bão,…

Quảng Trị có thêm hai dự án nghỉ dưỡng trăm tỷ của DoBF và Merlion - Ảnh 1.

Huyện đảo Cồn Cỏ. (Ảnh: Tổng cục Du lịch).

Ngoài ra, CTCP Merlion Việt Nam đã đề xuất đầu tư Khu phức hợp Merlion Center tại Cồn Nổi, TP Đông Hà. Sau khi khảo sát, phía chủ đầu tư đề xuất thực hiện dự án với diện tích trên 2,52 ha.

Còn tiếp...

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/quang-tri-co-them-hai-du-an-nghi-duong-tram-ty-cua-dobf-va-merlion-20211123104254756.htm

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Thanh Hóa: Một doanh nghiệp nộp hơn 900 triệu đồng để chuyển 21,3 ha đất rừng làm suối khoáng nóng

Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành do Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ làm chủ đầu tư.

Ngày 22/11, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản về việc phê duyệt phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích thực hiện dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng Thành Minh tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành. Dự án do Công ty TNHH Xuân Lộc Thọ làm chủ đầu tư. 

Cụ thể, tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng là 21,34 ha; cây chủ yếu là keo. Diện tích này thuộc quy hoạch rừng sản xuất theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025. 

Đơn giá nộp tiền ủy thác trồng rừng thay thế là 43,641 triệu đồng/ha. Như vậy, tổng số tiền phải nộp là 931,3 triệu đồng. Doanh nghiệp cần thực hiện nộp tiền trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành quyết định.

Thanh Hóa: Một doanh nghiệp nộp hơn 900 triệu đồng để chuyển 21,34 ha đất rừng làm suối khoáng nóng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Yêu du lịch).

Hà Nội tìm người tới quán vịt có 6 ca F0 cùng nhiều địa điểm khác

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội thông báo tìm người đến quán Vịt Ngon sạch số 68 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân từ ngày 10/11 đến ngày 23/11 (tại đây đã có 6 người dương tính).

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Ba Đình cũng phát đi thông báo: Tất cả những người từng đến các địa điểm sau nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế:

- Từ ngày 15/11 - 20/11, lúc 11h - 13h, tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bầu trời Việt tầng 2 tòa nhà Số 12 Lạc Chính.

- Ngày 15/11, tại các điểm:

+ Lúc 12h tại quán phở ngã tư Nguyễn Khắc Hiếu - Trần Tế Xương;

+ Cơ sở 51 Nguyễn Khoái;

+ Cửa hàng thuốc 55 Nguyễn siêu.

- Ngày 16/11, tại cơ sở 68 Thợ Nhuộm,

- Ngày 17/11, buổi chiều tại sân bóng Huy Hoàng Gamuda - Khu đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.

- Ngày 18/11, lúc 12h tại Quán cơm 49 Nguyễn Khắc Hiếu .

- Ngày 19/11, tại cơ sở 38 Lãng Yên.

- Ngày 20/11, tại cơ sở 108A Yên Phụ.



Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-23-11-27-30-quan-huyen-tai-ha-noi-ghi-nhan-f0-cong-dong-20211123073634391.htm

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Hà Nội sắp đón căn hộ siêu sang, giá chào bán gần 800 triệu đồng/m2

Theo CBRE, thị trường Việt Nam sắp đón hai dự án BĐS hàng hiệu ở Hà Nội và TP HCM. Giá chào bán 16.000 - 35.000 USD/m2.

Tại Việt Nam, thị trường BĐS hàng hiệu vẫn chưa có nhiều dự án. Ngoài hai dự án vừa được đề cập ở trên, dự kiến thị trường sẽ đón nhận thêm một dự án hàng hiệu trong năm 2022 và một vài dự án trong giai đoạn 2023 - 2025.

Theo thống kê của CBRE, các dự án căn hộ tại TP HCM view hướng sông có mức giá chào bán cao hơn 24 - 81% so với các dự án không có hoặc tầm nhìn bị hạn chế. 

Tương tự, các căn hộ nằm trong phạm vi đi bộ đến các trạm tàu điện ngầm của tuyến metro số 1 ghi nhận mức giá cao hơn các dự án nằm ngoài phạm vi đi bộ 24 - 51%.

"Trong tương lai, sự tăng trưởng ngày càng nhanh của nhóm người giàu tại Việt Nam và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ góp phần kích hoạt các sản phẩm hàng hiệu trong đô thị, đặc biệt là các dự án nằm gần hệ thống tàu điện ngầm", CBRE dự báo.

Hà Nội sắp đón căn hộ siêu sang, giá chào bán gần 800 triệu đồng/m2 - Ảnh 1.

Khu đất 22-24 sẽ được triển khai loại căn hộ hàng hiệu . (Ảnh: Hoàng Huy).

Vĩnh Long duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Bình Tân 400 ha giáp QL54

  Khu công nghiệp Bình Tân có quy mô diện tích 400 ha. Dự báo số công nhân, người lao động cho khu công nghiệp khoảng 13.660 người.

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Bình Tân, huyện Bình Tân.

Dự án được quy hoạch tại thị trấn Tân Quới và xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, có quy mô diện tích 400 ha.

Phía bắc giáp đất dân và đất quy hoạch khu tái định cư và nhà ở công nhân của khu công nghiệp; phía nam giáp đất dân và quốc lộ 54; phía đông giáp đất dân ven kênh Hai Quý; phía tây giáp giáp đất dân và quốc lộ 54.

Vĩnh Long duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Bình Tân 400 ha giáp QL54 - Ảnh 1.

Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Bình Tân. (Ảnh: vinhlong.gov.vn).

Ngành nghề hoạt động chính trong khu công nghiệp gồm chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp lắp ráp điện tử, bao bì, công nghiệp dược phẩm - mỹ phẩm; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; kho bãi, dịch vụ…

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/vinh-long-duyet-quy-hoach-khu-cong-nghiep-binh-tan-400-ha-giap-ql54-20211118233609471.htm


Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Bệnh nhân COVID-19 trốn khỏi khu điều trị, cố thủ trên cây

Chiều 19/11, ông Đinh Quang Tiến, Chủ tịch UBND xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết cơ quan chức năng đã tìm được ông C.D.P. (39 tuổi, quê Ninh Thuận), bệnh nhân COVID-19 bỏ trốn khỏi khu điều trị.

Theo ông Tiến, sáng cùng ngày, lực lượng chức năng tìm được ông P. khi người này cố thủ trên một cây cao gần bờ suối thôn Mỹ Đức, xã Tân Văn.

Nhà chức trách đến tận nơi thuyết phục ông P. nhưng không có kết quả.

"Trưa nay, lực lượng chức năng phải nhờ người nhà ông P. đến vận động. Sau đó, bệnh nhân đồng ý về khu điều trị”, ông Tiến nói.

Trưa 16/11, ông P. từ huyện Bác Ái (Bình Thuận) đi xe máy đến huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) để hái cà phê thuê.

Khi đến huyện Lâm Hà, ông P. được hướng dẫn xét nghiệm nhanh và xét nghiệm rRT-PCR, phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Trưa 17/11, người này được đưa vào khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Dốc 800, thôn Tân Hiệp, xã Tân Văn. Đến chiều 18/11, ông này trốn khỏi khu điều trị.


Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-20-11-so-f0-tai-ha-noi-va-cac-tinh-tiep-tuc-tang-cao-nhieu-ca-tai-cong-dong-20211120072247329.htm

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Thanh Hóa điều chỉnh quy hoạch đô thị rộng 1.500 ha

Dự án có quy mô 1.500 ha, nằm trên địa bàn một số phường, xã thuộc TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị Đông Nam TP Thanh Hóa.

Theo phê duyệt, dự án có quy mô lập quy hoạch 1.500 ha, dân số dự kiến 150.000 người.

Dự án thuộc khu vực địa giới hành chính các phường Quảng Thành, Quảng Đông, Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Tâm (TP Thanh Hóa); xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn) và xã Quảng Định (huyện Quảng Xương).

Thanh Hóa điều chỉnh quy hoạch đô thị rộng 1.500 ha - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Khu đô thị Đông Nam, TP Thanh Hóa. (Nguồn: hdndthanhhoa.gov.vn).

Quảng Bình duyệt quy hoạch khu đô thị gần 18 ha tại Đồng Hới

 Khu đô thị Phương Bắc tại xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có diện tích lập quy hoạch 17,7 ha, sẽ bao gồm các hạng mục nhà ở liền kề, nhà ở xã hội, trường mầm non, nhà văn hóa, cây xanh cảnh quan, bãi đỗ xe, giao thông...

Quảng Bình duyệt quy hoạch khu đô thị gần 18 ha tại Đồng Hới - Ảnh 1.

Một góc TP Đồng Hới. (Ảnh: Báo Quảng Bình).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị Phương Bắc tại xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới với diện tích 17,7 ha; quy mô dân số khoảng 2.800 người.

Về tính chất, đây là khu đô thị phức hợp hiện đại, tiện nghi; hợp lý về sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kết nối thuận lợi với khu vực lân cận.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/quang-binh-duyet-quy-hoach-khu-do-thi-gan-18-ha-tai-dong-hoi-20211118072625549.htm

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Quy hoạch 200 ha đất phát triển thương mại dịch vụ quanh sân bay Long Thành

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai giao huyện Long Thành tính toán lại khu vực gần 200 ha giáp sân bay phát triển thương mại dịch vụ để thu hút hành khách trong lúc đợi chuyến bay trong 2-3 giờ có thể mua sắm, vui chơi giải trí.

Ngày 17/11, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Hội đồng thẩm định quy hoạch đất cấp huyện để đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành đến năm 2030, Báo Đồng Nai đưa tin.

Địa phương có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 43.000 ha. Về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, nhiều loại đất của huyện thực hiện chưa đạt so với chỉ tiêu được duyệt.

Trong đó, đất nông nghiệp quy hoạch duyệt đến năm 2020 là hơn 24.300 ha, cao hơn quy hoạch hơn 9.600 ha nên đất phi nông nghiệp thấp hơn quy hoạch được duyệt gần 9.700 ha.

Nguyên nhân khiến việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chậm là do các dự án không được triển khai theo đúng quy hoạch. Huyện đã quy hoạch 664 dự án trong kỳ nhưng thực hiện được gần 63%.

Theo tính toán, quy hoạch sử dụng đất của huyện Long Thành đến năm 2030 chỉ còn gần 18.400 ha, giảm gần 15.600 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp phát triển thêm khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, đường giao thông, đất ở.

Phát hiện F0, Hà Nội tạm phong tỏa chung cư HH2A Linh Đàm

Trao đổi với Dân trí sáng 18/11, một lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, tại chung cư HH2A Linh Đàm vừa ghi nhận ca F0. Bệnh nhân là nữ (SN 1992, ở tầng 5 của tòa HH2A). Trường hợp này được xác định là ca bệnh trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây.

Trước đó, tối 17/11, ngay sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thông tin khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, chính quyền sở tại đã tạm phong tỏa toàn bộ tòa nhà HH2A Linh Đàm để tiến hành sàng lọc các trường hợp tiếp xúc, người liên quan.

Bước đầu, lực lượng chức năng xác định có 5 trường hợp F1 liên quan đến nữ bệnh nhân này. Hiện công tác truy vết vẫn đang được tiến hành. Tòa nhà có hơn 700 căn hộ với khoảng hơn 2.000 cư dân.

"Sau khi điều tra dịch tễ xong, địa phương sẽ thu hẹp vùng phong tỏa để tránh làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của cư dân tòa nhà" - vị lãnh đạo phường Hoàng Liệt thông tin thêm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-18-11-tp-hcm-cho-phep-hang-quan-mo-den-22h-va-ban-bia-ruou-20211118072330813.htm

Thanh Hóa xem xét cho Licogi 16 chuyển đổi trường cao đẳng nghề 7,5 ha thành dự án nhà ở xã hội

  Licogi 16 đề nghị tỉnh cho phép chuyển diện tích đất xây Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Licogi sang khu nhà ở xã hội tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản liên quan đến một dự án của CTCP Licogi 16 (Mã: LCG) tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Cụ thể, tỉnh nhận được Công văn số 432/LICOGI-LCL ngày 5/11/2021 của Licogi 16 về việc xin tiếp tục quy hoạch chi tiết khu đất từ chức năng xây dựng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Licogi sang chức năng xây dựng khu nhà ở xã hội tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Theo đó, Licogi 16 dự kiến chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư Trường cao đẳng nghề công nghệ Licogi do Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp cấp năm 2009 và thay đổi vào năm 2012 do việc tuyển sinh và đào tạo không hiệu quả. Dự án trường cao đẳng nghề công nghệ Licogi có diện tích khoảng 7,5 ha.

Doanh nghiệp đề xuất chuyển đổi mục đích sang đầu tư dự án nhà ở xã hội phù hợp quy hoạch tại khu đất nêu trên. 

Thanh Hóa xem xét cho Licogi 16 chuyển đổi trường cao đẳng nghề 7,5 ha thành dự án nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Licogi. (Ảnh: Licogi 16).

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của doanh nghiệp; đồng thời căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, có ý kiến đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10/12.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thanh-hoa-xem-xet-cho-licogi-16-chuyen-doi-truong-cao-dang-nghe-75-ha-thanh-du-an-nha-o-xa-hoi-20211117025718716.htm

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Những 'mảng tối' trong bức tranh doanh nghiệp BĐS sau ba quý đầu năm

Bức tranh doanh nghiệp BĐS sau ba quý đầu năm lộ nhiều mảng màu ảm đạm khi nhiều đơn vị báo lỗ nặng như CEO, Ninh Vân Bay, Tasco hay phải chứng kiến lợi nhuận lao dốc như Vinaconex, CII, DRH Holdings...

Bên cạnh những doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh tích cực sau 9 tháng đầu năm, thị trường bất động sản cũng ghi nhận sắc màu ảm đạm tại nhiều công ty sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cụ thể, trong hơn 60 doanh nghiệp bất động sản công bố kết quả kinh doanh hợp nhất sau ba quý có 14 đơn vị báo lỗ, ngoài ra còn có loạt doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận lao dốc.

Gam màu tối trong bức tranh kinh doanh nhóm BĐS quý III/2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Minh Hiền tổng hợp từ BCTC các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chịu lỗ nặng nhất sau 9 tháng là CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) với mức lỗ sau thuế 223,6 tỷ đồng, đậm hơn mức lỗ 102,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. 

Việc tập đoàn này đặt trọng tâm vào mảng bất động sản nghỉ dưỡng khiến kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề khi làn sóng dịch Covid-19 nhiều lần trở lại.

Doanh nghiệp BĐS vay 8.000 tỷ đồng mua lại một phần dự án Việt Phát tại Long An

Từ tháng 6 đến nay, Vạn Trường Phát đã huy động tổng cộng 8.000 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu để nhận chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Việt Phát, thuộc Tổ hợp dự án Khu công nghiệp - đô thị Việt Phát rộng 1.800 ha tại tỉnh Long An.

CTCP Đầu tư và Xây dựng Vạn Trường Phát vừa thông báo huy động thành công 2.000 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu cho một công ty chứng khoán trong nước.

Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã đứng ra thu xếp đợt phát hành này. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản.

Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 22/10/2026. Lãi suất đối với hai kỳ tính lãi đầu tiên là 10%/năm, đối với các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất bằng tổng của lãi suất tham chiếu và 4,5%/năm, nhưng không thấp hơn 10%/năm.

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là bất động sản liên quan và phát sinh từ khu đất 78 ha thuộc dự án Việt Phát tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được doanh nghiệp dùng để thanh toán tiền đặt cọc để nhận chuyển nhượng một phần dự án KĐT Việt Phát.

Một doanh nghiệp vay 8.000 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng một phần dự án tại Long An - Ảnh 1.

Ảnh: TTXVN.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/doanh-nghiep-bds-vay-8000-ty-dong-mua-lai-mot-phan-du-an-viet-phat-tai-long-an-20211116174405929.htm


Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Hà Nội tìm người đến hàng loạt quán ăn, cà phê ở phố cổ

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận Hoàn Kiếm thông báo tìm người đã đến các địa điểm sau:

- Quán nướng 37 Mã Mây từ 18h - 20h ngày 12/11.

- Cafe 39 Tạ Hiện từ 8h - 9h30 ngày 13/11.

- Nhà hàng Kinh Kỳ, 104 Hòa Mã từ 13h - 14h ngày 13/11.

- Quán Xích Lô, 50 Hàng Vải từ 9h15 - 10h ngày 14/11.

Người đã đến các địa điểm và thời gian trên tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc CDC Hà Nội: 0241022 - 0969.082.115 - 0949.396.115 để được hướng dẫn và tư vấn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-15-11-ha-noi-tim-nguoi-den-cay-xang-gara-sua-xe-lien-quan-den-f0-20211115071617098.htm

HoREA: 'Đề xuất bắt buộc giao dịch qua sàn BĐS làm tăng giá bán, bất lợi cho người tiêu dùng'

  HoREA cho rằng đề xuất bổ sung quy định chủ đầu tư phải giao dịch bất động sản thông qua sàn có thể phát sinh các hệ quả tiêu cực, thậm chí làm tăng giá bán, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Hồ sơ đề nghị sửa Luật Kinh doanh Bất động sản của Bộ Xây dựng là đề xuất bổ sung quy định chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua các sàn giao dịch bất động sản.

Không đồng ý với đề xuất này, từ ngày 30/10, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý số 100, trong đó bày tỏ quan ngại nếu quy định này thành hiện thực dễ dẫn tới phát sinh các hệ quả tiêu cực, mất tính công bằng trong môi trường đầu tư kinh doanh, có thể tạo ra “lợi thế” không chính đáng và “đặc quyền, đặc lợi” cho các sàn giao dịch bất động sản. 

Mới đây, ngày 10/11, HoREA tiếp tục ra văn bản số 103 góp ý bổ sung xung quanh dự thảo quy định này.

HoREA: 'Đề xuất bắt buộc giao dịch qua sàn BĐS làm tăng giá bán, bất lợi cho người tiêu dùng' - Ảnh 1.

HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét bỏ "đề xuất bổ sung quy định chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng thông qua các sàn giao dịch bất động sản”. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Bắt buộc giao dịch qua sàn có thể làm tăng giá bán

Theo HoREA, quy định “bắt buộc” giao dịch nhà ở, công trình xây dựng phải qua sàn giao dịch bất động sản sẽ làm tăng giá bán nhà, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/horea-de-xuat-bat-buoc-giao-dich-qua-san-bds-lam-tang-gia-ban-bat-loi-cho-nguoi-tieu-dung-20211115144846336.htm