Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Để chăn nuôi gắn với thị trường...

Bài học về một loạt sản phẩm chăn nuôi bí "đầu ra", thậm chí dư thừa số lượng lớn dẫn tới phải "giải cứu"... Đặt ra yêu cầu cấp thiết: Chăn nuôi phải gắn với thị trường.

Nguồn https://diembaotintuc.wordpress.com/2018/05/03/chan-nuoi-an-toan-huong-toi-xuat-khau/

Hệ quả tất yếu của chăn nuôi theo phong trào là dư thừa nguồn cung và giá sụt giảm. Hiện nay, mặc dù giá lợn hơi đã tăng và ổn định trở lại nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Xáo, xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên), vẫn chưa hết "cơn ác mộng" vì số nợ 200 triệu đồng còn nguyên đó. Vốn không phải là hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, nhưng thấy nhiều người thu tiền tỷ, gia đình anh cùng với người thân góp vốn mở trang trại chăn nuôi, chưa kịp thu hồi vốn thì gặp đúng lúc giá lợn giảm quá thấp... Còn đối với người dân xã Ba Trại (huyện Ba Vì) thì khi nhắc tới gà công nghiệp lông trắng, bà con vẫn e ngại. Có thời điểm, trên địa bàn xã mọc lên gần 200 cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp lớn. Chuồng trại san sát nhau, ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, số trang trại gà lông trắng lấy thịt trên địa bàn giảm đến 80% do giá cám tăng, rồi giá gà giảm mạnh một thời gian dài... Ông Đinh Quang Lĩnh, Chủ tịch UBND xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hòa) chia sẻ, trong năm nhiều lần chăn nuôi vịt của xã rơi vào cảnh mất giá. Có thời điểm vịt thả đồng giá chỉ từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng/kg, bán một con vịt bầu mấy ki lô gam không đủ ăn bát phở trên phố. Tuy nhiên thực tế tại các địa phương, chăn nuôi hữu cơ các loại con đặc sản lại không dễ dàng như nhiều người nghĩ. Anh Đinh Quang Lĩnh cho rằng, nếu như chăn vịt cỏ Vân Đình (một loại đặc sản của địa phương), không thiếu "đầu ra" bởi chất lượng thịt thơm ngon nhưng do năng suất, sản lượng thấp, giá bán lại chỉ hơn các loại vịt thường chỉ từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg nên nông dân không muốn nuôi. Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, những vụ "giải cứu" chăn nuôi cho thấy, nông dân chưa hiểu kỹ về cơ chế thị trường và thiếu khả năng tổ chức để hoạt động sản xuất kinh doanh. Để không còn tình trạng "bán tống, bán tháo" xảy ra, nông dân cần có các hợp đồng liên kết với doanh nghiệp một cách căn cơ và bài bản. Lâu nay, ngành chăn nuôi vẫn "nặng" về hỗ trợ nông dân khoa học kỹ thuật, vốn... Theo hướng tăng năng suất, tăng sản lượng. Trong khi đó, điều mà nông dân cần nhất là thông tin thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, mở cửa các thị trường... Thì chưa thực sự chú trọng. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro từ thị trường, ông Tường cho rằng, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Ông Hoàng Thanh Vân, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, những người chăn nuôi theo phong trào luôn chịu thiệt thòi nhiều nhất và sức ép lớn nhất. Ngành Nông nghiệp cần đặc biệt chú ý tới chính sách dành cho nhóm chăn nuôi tự phát, hướng dẫn, giúp họ tham gia vào các hiệp hội, chuỗi sản xuất, gắn nông dân với doanh nghiệp, với thị trường. Để chấm dứt điệp khúc "giải cứu" nông sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, các địa phương cần quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch sản xuất mà Bộ đã đề ra theo Đề án tái cơ cấu ngành. Đặc biệt, các địa phương cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo ra "sân chơi" và tư vấn, đưa ra những chính sách để hỗ trợ, đào tạo, tăng cường nhân lực, thực hiện các nghiên cứu thị trường hoặc tăng cường hiệu quả của các cơ quan giám sát, kiểm định chứ không phải đi "giải cứu" sản phẩm chăn nuôi như thời gian qua
------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét