Công ty Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) trở thành nhân tố đột phá trong triển khai kênh bancassurance nhờ tận dụng tốt lợi thế từ ngân hàng mẹ (MBBank) và đối tác ngoại.
Theo báo cáo kết quả hoạt động của MB Ageas Life, doanh thu từ kênh Bancasurrance trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 355 tỷ đồng, chiếm 86% tổng doanh thu và hoàn thành 84% kế hoạch năm.
Việc MB Ageas Life triển khai bancassurance nhanh và mạnh đã tạo bước nhảy vọt cho Công ty, đưa MB Ageas Life từ xuất phát điểm ở vị trí thứ 18, đã vươn lên vị trí thứ 3 trên thị trường về doanh thu khai thác mới từ kênh bancassurance
Thống kê sơ bộ tính đến tháng 7/2018 của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, một số hãng bảo hiểm khác như Dai-ichi Life, AIA có doanh thu phí khai thác mới ở kênh bancassurance tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, thậm chí tăng trưởng qua từng tháng, với thị phần trên 10% tổng doanh thu phí khai thác mới qua kênh này của toàn thị trường.
Thị trường cũng ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu phí khai thác qua kênh bancassurance so với cùng kỳ của Aviva hay FWD…
Dai-ichi Life Việt Nam đang giữ thị phần lớn thứ hai về doanh thu phí mới ở kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (theo báo cáo sơ bộ), với hơn 14% thị phần.
Công ty có doanh thu từ kênh bancassurance cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 là Manulife Việt Nam, với trên 20% thị phần.
Kênh bancassurane vẫn tăng trưởng, dù theo thống kê sơ bộ tính đến tháng 7/2018, không ít công ty bảo hiểm có thị phần doanh thu khai thác mới qua kênh bancassurance giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước như BIDV Metlife, VCLI, Map Life, Generali, Prudential…
Có nhiều lý do khiến doanh thu suy giảm như thay đổi chiến lược (đối tác), tập trung mở rộng hệ thống đại lý, hoặc mối quan hệ với các đối tác chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Dù vẫn còn những ý kiến trái chiều quanh mô hình bán bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng vì làm tăng chi phí và khách hàng có ít sự lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, nhưng thực tế cho thấy, những doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu phí mới tăng trưởng mạnh mẽ chủ yếu là các doanh nghiệp có hợp đồng hợp tác độc quyền với ngân hàng có hệ thống phân phối lớn.
Được biết, Manulife Việt Nam và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa kỷ niệm 3 năm hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm của kênh hợp tác này tăng hơn 100% so với kế hoạch. Kết quả kinh doanh năm 2018 đến thời điểm này đã vượt mốc kế hoạch cả năm.
Công ty có doanh thu từ kênh bancassurance cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 là Manulife Việt Nam, với trên 20% thị phần. |
SCB là đối tác độc quyền đầu tiên của Manulife trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng tại thị trường Việt Nam và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ phát triển mảng bancassurance nhanh nhất.
Hay như Dai-ichi Life Việt Nam, chỉ 1 năm sau khi hợp tác kinh doanh bảo hiểm độc quyền (tháng 9/2017) có thời hạn 20 năm với Sacombank, hai bên đã đạt doanh số phí bảo hiểm vượt mốc 300 tỷ đồng, đạt hơn 180% kế hoạch, với gần 14.000 hợp đồng bảo hiểm được phát hành tại tất cả các điểm giao dịch của Sacombank.
Với AIA Việt Nam, hợp đồng độc quyền dài hạn với VPBank là một trong những nhân tố mang đến sự tăng trưởng đều và ổn định về doanh thu khai thác mới từ kênh bancassurance.
Tất nhiên, ngoài việc ký độc quyền với những nhà băng phát triển ổn định với mạng lưới rộng khắp, các doanh nghiệp bảo hiểm còn có nhiều thương vụ hợp tác với ngân hàng khác, nhưng mối quan hệ hợp tác độc quyền cho phép các công ty bảo hiểm xây dựng nền tảng vững chắc và xuyên suốt để cung cấp những dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm chất lượng cao.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia trong ngành, dù còn có những vấn đề về chất lượng tư vấn hay dịch sau bán hàng, nhưng bancassurance tại thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh và dự báo sẽ còn phát triển hơn nữa.
Việc phát triển sản phẩm bancassurance trong rổ các sản phẩm ngày càng được các ngân hàng đặc biệt lưu tâm, vì khoản hoa hồng đến từ bán bảo hiểm là một nguồn thu quan trọng của ngân hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét