Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

OPEC đứng trước ngã ba đư��ng

CNBC
Các thành viên OPEc đã chia rẽ về việc liệu có nên duy trì thỏa thuận cắt giảm giá dầu hiện tại hay không?
Ả Rập Saudi có thể đã bị Nga thổi bay trong trận đấu đầu tiên tại World Cup, nhưng dường như điều này không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Vladimir Putin.
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau trong tuần vừa rồi khi đội Nga đối đầu với Ả Rập Saudi trong trận đấu khai mạc World Cup 2018. Dường như cả hai đã đồng ý củng cố nền tảng của một mối quan hệ kinh tế và năng lượng.
Hôm thứ 15.6, Bộ Năng lượng Nga cho biết họ đã đạt được sự đồng thuận chung với Ả Rập Saudi rằng mối quan hệ mới của mình với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nên được "thể chế hóa" và được mở rộng để theo dõi thị trường và hành động nếu cần. OPEC sẽ họp vào thứ Sáu tuần này (22.6), và sau đó với Nga và các thành viên không thuộc OPEC.
Tuy nhiên, sự gần gũi của Nga và Saudi Arabia không phải là bất ngờ. Mối quan hệ giữa hai nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đang được củng cố khi OPEC sắp phải đương đầu với một số vấn đề gai góc. Nổi bật trong số đó là làm thế nào để đối phó với sự suy giảm nguồn cung từ thành viên OPEC của Venezuela, và ảnh hưởng của việc Mỹ trừng phạt Iran.
Iran đang bị Mỹ trừng phạt sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi một thỏa thuận giữa Iran và sáu quốc gia khác được thiết kế để chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này. Daniel Yergin, Phó chủ tịch của IHS Markit, cho biết: "Cuộc họp sắp tới của OPEC gần như là về địa chính trị hơn là về thị trường".
Xuất khẩu của Iran thực tế đã giảm. Một trong những thách thức mà họ phải đối mặt là dung hòa tác động của lệnh trừng phạt đối với Iran, vốn đã được cảm nhận trên thị trường, mặc dù những biện pháp này vẫn chưa thực sự được thực thi.
"Tất nhiên, ông Trump là chủ đề chính, nhưng Ấn Độ rất quan ngại về giá dầu cao có ý nghĩa như thế nào với tăng trưởng và nền kinh tế và cuộc bầu cử năm tới ở Ấn Độ", Yergin nói. Ngoài ra, bối cảnh còn là cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào tháng 11 tới. Tăng trưởng kinh tế là một trung tâm của những nỗ lực của đảng Cộng hòa nhằm duy trì sự kiểm soát ngày càng sít sao tại Hạ viện và Thượng viện.
Hoang mang và mờ mịt
Khi các bộ trưởng OPEC họp, họ dự kiến ​​sẽ xem xét thay đổi một thỏa thuận giảm cung 1,8 triệu thùng/ngày từ thị trường trong 18 tháng qua.
Nga đang muốn tăng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi muốn một con số thấp hơn để ngăn chặn giá giảm quá nhiều, các nhà phân tích cho biết.
"Tôi nghĩ rằng họ có thể tăng thêm 500.000 thùng một ngày, nhưng sự gia tăng thực tế sẽ nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ rằng họ sẽ cố gắng làm thị trường trở nên khó đoán, để cố gắng đỡ giá dầu", ông John Kilduff của Again Capital cho hay
Giá dầu đã có một phiên giảm mạnh trong ngày 15.6 trong bối cảnh lo ngại về các hành động thương mại của Mỹ và giảm hơn 10% so với mức cao của tháng trước. Việc cắt giảm sản lượng đã thành công, thu hẹp nguồn cung thế giới và đủ mạnh để đẩy giá dầu thô Brent lên trên 80USD/thùng vào tháng Năm.
Bây giờ cả Nga và Ả Rập Saudi đang tìm tăng cung dầu cho thị trường, không phải tất cả các thành viên OPEC đều đồng ý. Iran, Venezuela và Iraq đều cho rằng thỏa thuận sản xuất hiện tại nên được duy trì - chủ yếu là vì họ đang bị trừng phạt.
Sau cuộc họp các bộ trưởng OPEC vào ngày 22.6 tới, một cuộc họp với Nga và các nhà sản xuất không thuộc OPEC khác sẽ diễn ra. Trước đó, họ sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh OPEC vào ngày 20-21.6, bao gồm các bộ trưởng năng lượng toàn cầu cũng như các CEO của các công ty quốc tế như Total và BP, và các nhà sản xuất Mỹ Pioneer và Hess.
OPEC đã công bố vào tháng 3 rằng họ sẽ mời các nhà sản xuất Mỹ tham dự hội thảo để thảo luận về sản xuất và công nghệ đá phiến, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục sản xuất ra một lượng lớn dầu thô. Mỹ đã khai thác lượng dầu kỷ lục tuần này qua tuần khác, với số liệu hàng tuần mới nhất cho thấy sản lượng của nước này đã đạt gần 11 triệu thùng/ngày.
Sản lượng của Mỹ đã vượt qua Ả Rập Saudi và thị phần đang tăng lên của nó là một yếu tố làm cho việc cắt giảm sản xuất khó khăn cho OPEC và Nga.
"Ả Rập Saudi thực sự phải có nghĩa vụ ủng hộ Trump", Kilduff nhận định. Ông nói thêm: "Đó là một động lực kỳ lạ. Người Nga không thích Mỹ tăng sản lượng lên đến 11 triệu thùng một ngày. Họ đã bỏ qua rất nhiều thị phần. Nga có thể tăng sản lượng để giảm giá dầu và loại bỏ một số công ty dầu đá phiến Mỹ".
Sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih tại Moscow hôm 14.6, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng cả hai quốc gia "về nguyên tắc" đã hỗ trợ tăng dần sản xuất.
"Chúng tôi nói chung ủng hộ điều này ... Nhưng các chi tiết cụ thể chúng tôi sẽ thảo luận với các bộ trưởng trong tuần tới", Novak nói. Ông lưu ý một khả năng sẽ tăng dần sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ ngày 1.7.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét