Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

"Cơn bão" châu Á tại World Cup 2018 và lời thật lòng của HLV Park Hang-seo

Các đội bóng châu Á đã để lại ấn tượng rất mạnh mẽ tại vòng bảng World Cup 2018.
Không cam phận "lót đường"
Nếu không tính châu Đại Dương vốn chỉ có New Zealand "một mình một ngựa", châu Á bị coi là liên đoàn với các đội tuyển yếu nhất tại World Cup 2018.
Không phải ngẫu nhiên mà AFC dù có tới 46 thành viên cũng chỉ được trao 4,5 suất tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, ngang với khu vực Nam Mỹ với vỏn vẹn 10 thành viên.
Trong lịch sử, thành tích tốt nhất của một đại diện châu Á là bán kết. Song chiến tích mà Hàn Quốc đạt được năm 2002 gây quá nhiều tranh cãi. Còn lại, các đội bóng từ AFC thường bị coi là "lót đường", "mỏ điểm".
Nhưng tại World Cup 2018, mọi thứ đã thay đổi. Châu Á với sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm cao độ tạo nên hàng loạt bất ngờ.
Nhật Bản vượt qua bảng đấu với các đối thủ khó nhằn như Senegal, Ba Lan, Colombia để vào vòng 1/8. Hàn Quốc tạo nên địa chấn khi đánh bại và khiến nhà ĐKVĐ Đức rời giải ngay vòng bảng.
Nhật Bản vượt qua vòng bảng nhờ hơn Senegal ở điểm số fair-play.
Iran suýt chút cũng đã buộc Ronaldo và đồng đội phải về nước sớm. Họ rời nước Nga với 4 điểm trong tay, để lại đằng sau 2 trận đấu hào hùng trước TBN và BĐN.
Saudi Arabia bị loại sớm chỉ sau 2 vòng đấu. Nhưng đội bóng này vẫn kịp đứng dậy và vượt qua Ai Cập của Salah trong lượt trận cuối. Ngay cả Australia cũng chơi đầy quả cảm và từng làm Pháp phải run rẩy.
Thành tích mà các đội bóng châu Á có được không phải tự nhiên mà đến. Tất cả đều phải nhờ vào những quá trình dài, trải qua vô số khó khăn và thất bại.
Hoàng tử Saudi Arabia Turki Al-Sheikh từng nói sau trận thua 0-5 trước Nga: "Chúng tôi đã đầu tư cho lứa cầu thủ này tất cả mọi thứ có thể. Chúng tôi đưa về những đội ngũ huấn luyện tốt nhất và bỏ tiền thuê họ làm việc trong 3 năm liền.
Nhưng giờ chúng tôi có thể thấy rằng tiềm năng của lứa cầu thủ hiện tại là có giới hạn. Họ chỉ đạt được khoảng 5% so với kỳ vọng".
Đó là những lời trong lúc bực tức. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng người Saudi Arabia đầu tư mạnh tay ra sao cho nền bóng đá.
Những tấm gương từ Nhật Bản hay Hàn Quốc thì có lẽ không còn quá xa lạ. 2 Nền bóng đá này đều tạo dựng được nền tảng tốt với hàng loạt lò đào tạo trẻ cũng như các CLB thuộc hệ thống trường học.
Thủ môn Jo Hyeon-woo, người khiến ĐT Đức phải khóc hận, bắt đầu tập luyện với vị trí "gác đền" từ khi còn rất nhỏ. Anh không gia nhập đội trẻ một CLB nào mà gắn bó với các đội bóng trường học lên đến tập cấp đại học.
Cơn bão châu Á tại World Cup 2018 và lời thật lòng của HLV Park Hang-seo - Ảnh 2.
Jo Hyeon-woo ngăn cản cầu thủ Đức.
Đến năm 22 tuổi, Jo Hyeon-woo mới ký hợp đồng chuyên nghiệp với Daegu FC. Nhưng chỉ 5 năm sau, anh đã rực sáng tại World Cup và từ chối các cú dứt điểm từ Hummels hay Julian Brandt.
Các đội bóng châu Á cũng lựa chọn cho mình lối chơi phù hợp, tùy thời điểm mà phòng ngự chặt hoặc tổng tấn công. Họ đưa ra đối sách riêng với từng đối thủ, không bị dập khuôn trong một sơ đồ cứng nhắc.
Lời thật lòng của HLV Park Hang-seo
Khi được hỏi về khả năng dự World Cup của Việt Nam, HLV Park Hang-seo nói: "Liệu người Việt Nam đã sẵn sàng cho việc có đội bóng giành vé dự giải đấu lớn nhất hành tinh này hay chưa? Câu trả lời là chưa.
Phong trào bóng đá ở Việt Nam phát triển chưa thực sự mạnh mẽ. Ở V-League, chỉ Hà Nội và HAGL có đào tạo trẻ tốt, các CLB khác thì chưa. Trung tâm PVF có cơ sở chất lượng nhưng cũng chỉ đào tạo 180 học viên. Như thế là quá ít để lựa chọn cầu thủ.
Muốn có đội tuyển dự World Cup thì tất cả phải đồng lòng, từ Liên đoàn, các đội bóng, truyền thông cũng như người hâm mộ. Hãy bắt tay xây dựng kế hoạch, làm từng bước từ bây giờ thay vì ngồi mơ mộng".
Cơn bão châu Á tại World Cup 2018 và lời thật lòng của HLV Park Hang-seo - Ảnh 3.
HLV Park Hang-seo muốn tạo thêm những kỳ tích như U23 Việt Nam từng làm tại VCK U23 châu Á
Những gì diễn ra tại World Cup càng tăng sự thuyết phục trong lời của nhà cầm quân người Hàn Quốc.
  • Nhật Bản giành vé vào vòng 1/8 nhờ điều luật lần đầu được sử dụng trong lịch sử World Cup
Nhiều nền bóng đá tại châu Á đang tiến bộ nhanh nhờ vào chiến lược tốt và đầu tư bài bản. Nhóm các đội dự World Cup thực sự là tấm gương cho phần còn lại.
Ngoài ra, những Trung Quốc, Qatar, Thái Lan hay Uzbekistan cũng đang cho thấy nhiều điều hứa hẹn trong tương lai.
Việt Nam cũng nằm trong số các nền bóng đá có bước tiến. Song để giành một tấm vé World Cup, chúng ta vẫn còn một con đường rất xa phải đi.
Bản thân HLV Park Hang-seo cũng đang làm đúng như những gì ông nói. Thay vì nhận lời mời sang tận Nga xem World Cup, nhà cầm quân 59 tuổi chọn cách theo dõi qua màn ảnh nhỏ để dành thời gian "xem giò" cầu thủ tại V.League và đến Indonesia "do thám" đối thủ tiềm tàng.

Lãi suất tiết kiệm cập nh��t tháng 6/2018: Nhiều ngân hàng gi��m lãi suất

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng cập nhật tháng 6/2018: Thị trường chứng khoán suy giảm, bất động sản chững lại khiến nguồn cung vốn cho các ngân hàng trở nên dồi dào. Mặt khác, lạm phát giảm trở lại trong nửa cuối tháng 5 và đầu tháng 6 giúp kênh tiền gửi ngân hàng phần nào duy trì được sức hút.
Lãi suất tiền gửi tháng 6/2018 tại các ngân hàng: Có xu hướng giảm
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất tại các ngân hàng trong tháng 6/2018 đang có xu hướng giảm rõ nét.
Diễn biến này được cho là bất ngờ trong bối cảnh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu đi lên trở lại.
Theo dõi biểu lãi suất mà các ngân hàng niêm yết cho thấy nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động vốn trong tháng 6.
Cụ thể, VietinBank giảm 0,2% lãi suất ở kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng.
BIDV giảm 0,1% lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng và 18 tháng. ACB giảm 0,1% ở kỳ hạn 1 tháng. Ngân hàng SHB giảm 0,1% ở các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên và ngân hàng Quốc dân (NCB) giảm 0,1% ở các kỳ hạn từ 3-5 tháng.
Đáng chú ý, một số ngân hàng đã giảm lãi suất tiền gửi trong 3 tháng liên tiếp.
Điển hình là Techcombank với mức giảm đều 0,1% ở các kỳ hạn từ 1-5 tháng, giảm 0,2% các kỳ hạn 6-8 tháng, giảm 0,3% các kỳ hạn 9-11 tháng, đồng thời giảm từ 0,2-0,35% ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất ngân hàng mới nhất tháng 6 có xu hướng giảmLãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trong tháng 6 đang có xu hướng giảm
Lãi suất tiền gửi tháng 6/2018 giảm mạnh do nguồn cung vốn dồi dào
Tháng 5 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực điều chỉnh mạnh, chỉ số VN Index liên tục lao dốc. Trong khi đó, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại do nhà đầu tư lo sợ tình trạng "bong bóng" bất động sản. Đó là hai nguyên nhân chính thúc đẩy dòng tiền quay trở lại ngân hàng để chờ đợi.
Trước đó, trong những thời điểm sốt đất, tiền gửi ngân hàng thường bị áp lực rút ra rất lớn do khách hàng có nhu cầu đầu tư lẫn đầu cơ lướt sóng.
Trong tháng 6/2018, lạm phát đã giảm trở lại sau khi tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ còn tăng 2,75% so với cùng kỳ và so với đầu năm chỉ tăng 1,05%, còn cách khá xa so với mục tiêu 4% đặt ra trong năm nay.
Lạm phát giảm trở lại vào tháng 6 giúp kênh tiền gửi ngân hàng phần nào duy trì được sức hút và tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ hội giảm chi phí huy động vốn đầu vào.
Ngoài ra, còn có một lượng lớn tiền đồng chảy vào thị trường do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tăng mạnh dự trữ ngoại hối. Tính đến 21/5/2018, dự trữ ngoại hối đã lên mức 63,5 tỷ đô la Mỹ, tăng thêm 3,5 tỷ đô la Mỹ so với thời điểm cuối tháng 2. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng qua, NHNN đã mua vào đến 11,5 tỷ đô la Mỹ, tương đương hơn 261.000 tỷ đồng đã được bơm vào hệ thống.
Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu cũng đã thu được nhiều dấu hiệu khả quan. Tính đến cuối tháng 3/2018, tỷ lệ nợ xấu tại các tổ chức tín dụng chỉ còn 2,18%; giảm đáng kể so với mức quanh 2,5% trong năm 2017.
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng khiến lãi suất tiền gửi trong tháng 6 đi xuống. Đó là việc trong thời gian qua nhiều ngân hàng đã tăng mạnh vốn chủ sở hữu, vốn tự có cấp 2 qua phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu ( IPO), nên có điều kiện để giảm mạnh lãi suất tiền gửi mà vẫn duy trì nguồn vốn kinh doanh dồi dào.
Trong khi thanh khoản của các ngân hàng trở nên dồi dào, nguồn cung vốn lớn thì phía cầu vốn lại giảm.
Với kết quả tăng trưởng kinh tế quý I tích cực, chính sách tiền tệ trong năm nay sẽ không phải chịu nhiều áp lực để hỗ trợ cho tăng trưởng.
Ngoài ra, trong năm nay NHNN cũng liên tục siết chặt và cảnh báo hoạt động tín dụng tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản cũng như cho vay tiêu dùng.
Cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản là lĩnh vực có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn rất lớn. Vì vậy, khi việc cho vay để đầu tư bất động sản được thắt chặt dần thì các ngân hàng cũng không cần tăng nguồn tiền gửi trung và dài hạn.

TT dầu TG ngày 29/6: Giá giảm do mâu thuẫn thương mại toàn cầu

Giá dầu giảm trong ngày hôm nay trong bối cảnh lo ngại về mâu thuẫn giữa Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khác, mặc dù tình trạng thị trường dầu vẫn thắt chặt do gián đoạn nguồn cung và nhu cầu cao.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn ở mức 73,06 USD/thùng, giảm 39 US cent hay 0,5% so với đóng cửa phiên trước. Trong ngày 28/6, dầu WTI đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 tại 74,03 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 77,54 USD/thùng, giảm 31 US cent hay 0,4%.
Giá dầu giảm trong hôm nay do các thị trường chứng khoán châu Á ở mức thấp nhất trong gần 9 tháng trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ một bên và các nền kinh tế chủ chốt khác gồm Trung Quốc, Ấn Độ và EU.
Công ty môi giới hàng hóa Marex Spectron cho biết triển vọng kinh tế vĩ mô này là giảm quá mức.
Các thương nhân cho biết giá giảm hôm nay cũng do việc chốt lời. Greg McKenna, giám đốc chiến lược tại công ty môi giới kỳ hạn AxiTrader cho biết giá dầu tăng trong tuần này đã mất đà.
Bất chấp triển vọng thương mại toàn cầu ảm đạm, các thị trường dầu mỏ hiện nay vẫn thắt chặt.
Các thị trường dầu mỏ của Bắc Mỹ thắt chặt đáng kể do thiếu dầu tại Syncrude, Canada. Tình trạng thiếu hụt này được dự kiến kéo dài ít nhất đến tháng 7, theo nhà điều hành Suncot.
Ở các nơi khác giá dầu tăng hầu hết trong năm 2018 do nhu cầu kỷ lục và việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện của OPEC.
Nhu cầu dầu ở mức kỷ lục cho hầu hết năm nay, và OPEC cho biết họ sẽ nâng sản lượng để đáp ứng nhu cầu và thay thế dầu thô bị gián đoạn bất ngờ.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran một nhà lớn thứ 3 của OPEC cũng khiến dầu Brent tăng. Nguồn cung gián đoạn bất ngờ tại Libya tới Venezuela đã giúp thị trường siết chặt hơn nữa.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

CPI tháng 5 vọt tăng do giá xăng dầu

Giá xăng tăng hai lần trong tháng 5 là nguyên nhân chính đẩy giá tiêu dùng tháng 5 tăng mạnh lên tới 0,55% so với tháng trước. Đây cũng là tháng có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018.
Theo đó, CPI tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước và là tháng có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Giá xăng tăng 2 lần khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng vọt.
Trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI, có 9/11 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,72%.
Theo Tổng cục Thống kê, giá giao thông tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 8/5/2018 và thời điểm 23/5/2018 và đã tác động làm CPI chung tăng 0,16%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,88%, trong đó lương thực tăng 0,03% do giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước; thực phẩm tăng 1,2% do giá thịt lợn hơi tăng mạnh 5,85%, làm CPI chung tăng 0,25%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,34% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao. Ngoài ra các nhóm như: thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; Đồ uống và thuốc lá; văn hóa, giải trí và du lịch; may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,08%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%
Nhóm giáo dục có chỉ số không đổi và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,14%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12/2017 và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Ronaldo được tặng ‘giày kh���ng’ trước vòng 1/8 World Cup 2018

Trước khi bước vào trận đấu ở vòng 1/8 giữa Bồ Đào Nha - Uruguay, Cristiano Ronaldo được nhà tài trợ tặng đôi giày khủng.
Báo Daily Mail đưa tin nhà tài trợ vừa dành riêng đôi giày mang thương hiệu "Mercurial Superfly 360" cho siêu sao 33 tuổi. Hình dáng bên ngoài, đôi giày mới toanh của CR7 có màu ngọc lam, logo nhà sản xuất nổi bật nhờ tấm crôm màu vàng.
Buổi tập của Bồ Đào Nha vào sáng ngày 27/6, Ronaldo đã trình đôi giày Mercurial Superfly 360. Chia sẻ với Daily Mail, Ronaldo tiết lộ đó là món quà mà nhà tài trợ tặng anh sau khi ghi bàn thắng thứ 85 trong màu áo đội tuyển.
Ronaldo khoe đôi giày mới trên mạng xã hội.
Sau World Cup 2018, giày Mercurial Superfly sẽ được bán công khai. Chỉ có 154 cổ động viên may mắn nhất trên toàn thế giới được sở hữu đôi giày này.
World Cup 2018, Ronaldo là một trong những ngôi sao để lại nhiều ấn tượng nhất ở vòng bảng. Anh có cú hat-trick tuyệt vời vào lưới Tây Ban Nha, và ghi bàn thắng duy nhất giúp Bồ Đào Nha đánh bại Morocco. Trận cuối cùng với Iran, Ronaldo có cơ hội duy trì chuỗi ghi bàn, nhưng thất bại trên chấm penalty.
Ronaldo duoc tang 'giay khung' truoc vong 1/8 World Cup 2018 hinh anh 2
Ronaldo trình làng đôi giày ở buổi tập gần nhất của tuyển Bồ Đào Nha.
Ronaldo và đồng đội sống trong những phút sợ hãi khi Iran cân bằng tỷ số, và tạo ra hàng loạt pha tấn công ở phút cuối.
Dù vậy, tiếng còi kết thúc của trọng tài vang lên đúng lúc, và Bồ Đào Nha không phải rơi vào viễn cảnh bị loại từ vòng bảng.
Nhà đương kim vô địch châu Âu chỉ đứng thứ hai ở bảng B vì hiệu số bàn thắng kém hơn Tây Ban Nha, do đó sẽ đối đầu với đội mạnh nhất bảng A là Uruguay.
Khó khăn là điều dự báo trước, nhưng đó là dịp để Ronaldo cùng đồng đội chứng minh bản lĩnh thật sự của mình.

Giá vàng-dầu lửa châu Á bi��n động trái chiều

Trong phiên giao dịch ngày 27/6, giá vàng rơi xuống mức thấp mới trong hơn sáu tháng rưỡi qua, khi đồng USD vững giá và giới đầu tư chuyển sang các tài sản được xem là kênh trú ẩn an toàn khác trước những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Vàng được bày bán tại cửa hàng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ) vào lúc 13 giờ 26 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm phiên thứ ba liên tiếp và được giao dịch ở mức 1.255,51 USD/ounce (giảm 0,3%), sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12 năm ngoái là 1.253 USD/ounce. Trong khi giá vàng Mỹ giao tháng Tám giảm 0,2% xuống còn 1.257,30 USD/ounce.

Ông John Sharma, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng National Australia, cho biết dường như giá vàng đang không được hưởng lợi từ những rủi ro liên quan đến tình hình căng thẳng thương mại đang gia tăng, mà ngược lại còn đi xuống do đồng USD mạnh lên.
Chuyên gia này cũng cho biết giới đầu tư dường như đang tìm đến các kênh trú ẩn an toàn khác như trái phiếu chính phủ của Mỹ hay một số đồng tiền như đồng yen, và vàng sẽ vẫn chịu áp lực giảm giá trong ngắn hạn.

Phiên này, đồng USD vững giá so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác khi tăng 0,4% và khép lại bốn phiên giảm liên tiếp xuống mức thấp nhất trong hai tuần. Trong khi đó, Chủ tịch chi nhánh của Fed ở Dallas Robert Kaplan cho rằng Fed có thể tăng lãi suất ít nhất là hai lần nữa trong năm nay.

"Đồng bạc xanh" mạnh lên và lãi suất cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu đối với vàng vì kim loại quý không sinh lời này sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Cũng trong phiên này trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống còn 16,20 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim giảm 0,8% và được giao dịch ở mức 858,50 USD/ounce.
*Giá dầu châu Á trong phiên ngày 27/6 đi lên trong bối cảnh việc nguồn cung gián đoạn tại Canada đã tác động tới thị trường và sau khi quan chức Mỹ lưu ý các nhà nhập khẩu cần ngừng mua dầu của Iran từ tháng 11/2018.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào lúc 13 giờ 50 phút, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,61 USD (0,8%) lên 76,92 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn được mua bán ở mức 70,88 USD/thùng, tăng 0,35 USD (0,5%) so với phiên trước đó.

Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/6 cho hay Washington đã yêu cầu các nước ngừng nhập khẩu dầu Iran từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, các thị trường dầu đã không phản ứng mạnh trước lời kêu gọi của Washington vì động thái này đã được tiên liệu.

Bên cạnh những cấm vận đối với Iran đang hiện hữu, mối đe dọa khác về nguồn cung đang ảnh hưởng đến thị trường. Viện Xăng dầu Mỹ (API) ngày 26/6 thông báo lượng dầu thô tại các kho dự trữ của Mỹ đã giảm 9,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/6 xuống 421,4 triệu thùng.
Tình hình chính trị bất ổn tại Libya và nguồn cung gián đoạn ở khu vực Bắc Mỹ cũng tác động tới thị trường "vàng đen".

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cuối tuần trước cho biết sẽ tăng sản lượng. Trong lúc Saudi Arabia - nước xuất khẩu hàng đầu của OPEC - có kế hoạch sản xuất 11 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy, so với mức 10,8 triệu thùng trong tháng Sáu.

Giá vàng hôm nay 28/6 vẫn mạnh lên từng ngày

Giá vàng hôm nay 28/6 vẫn đang chưa tăng trưởng và vẫn giậm chân tại chỗ ở ngưỡng giá thấp nhất trong nhiều tháng qua. 
Giá vàng hôm nay 28/6, tính đến đầu giờ sáng đang giao dịch quanh ngưỡng 1.256 USD/ounce - gần như không tha đổi so với ngày hôm qua.

Giá vàng vẫn đang chưa tăng trưởng và vẫn giậm chân tại chỗ ở ngưỡng giá thấp nhất trong nhiều tháng qua. Bên cạnh đó, đồng USD vẫn mạnh lên từng ngày khiến cho các giao dịch vàng bị bỏ quên.
Giá vàng chưa có nhiều thay đổi.


Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng 0,5% trong tháng này, có thời điểm đạt mức cao nhất 11 tháng. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này tăng khoảng 5%, trong khi giá vàng thế giới giảm khoảng 6%.

Theo Doji, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Kitco, Peter Hug cho biết trong bài viết mới nhất của mình: Động lực cơ bản cho thấy vàng sẽ vẫn chịu áp lực cho đến khi có sự đảo chiều rõ rệt trong tâm lý đồng USD. Chúng ta đang chứng kiến ngưỡng hỗ trợ tại mức $1265, với đà tăng giá giới hạn tại $1278. Hoạt động mua bán lẻ đã bắt đầu xuất hiện, cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn tham gia vào thị trường.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Sáng suốt khi không giao đất cho 'Đại dự án nuôi bò trên giấy'

Đó là chia sẻ của những người dân kiên quyết không giải phóng mặt bằng (GPMB), giao đất cho Cty CP Chăn nuôi Bình Hà để thực hiện dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt ở các xã Kỳ Tây, Kỳ Hợp của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cách đây gần 3 năm.
Sau lễ thả bò rầm rộ ngày 11/10/2015, các cấp chính quyền Hà Tĩnh và người dân trong vùng dự án phấn khởi, hồ hởi cho rằng, dự án này "nói thật làm thật", đồng thời đặt kỳ vọng con em địa phương sẽ sớm được tiếp nhận vào làm công nhân cho Cty hoặc liên kết sản xuất cây thức ăn cho bò.
Ông Nguyễn Văn Duê kiên quyết không giao đất cho Cty Bình Hà
Tuy nhiên, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", chính quyền và người dân hi vọng càng nhiều, thất vọng càng lắm. Khu vực trang trại xây dựng ở xã Kỳ Tây – Kỳ Hợp (Kỳ Anh) và Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) thực chất chỉ là nơi trung chuyển, vỗ béo bò để kiếm lợi nhuận, còn việc liên kết trồng cỏ hay giải quyết việc làm chỉ đắp đổi theo thời vụ.
"Vỡ mộng" làm công nhân cho Cty Bình Hà đã đành, hàng nghìn hộ dân các xã Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Văn ăn không ngon, ngủ không yên vì những hệ lụy dự án gây ra.
Đầu tiên là mất đất sản xuất, sau đó là ô nhiễm môi trường do phân bò thải ra đường, tiếng ồn của hàng trăm lượt xe "hổ vồ" chở bò, thức ăn chăn nuôi chạy suốt ngày đêm nhiều tháng liền; đường điện dân sinh năm lần bảy lượt bị xe tải kéo đứt đoạn. Đặc biệt, tuyến đường liên xã từ QL12 đi Tây – Hợp – Văn phẳng lỳ bỗng dưng nát bét chỉ sau gần 1 năm dự án đi vào hoạt động.
Ông Lê Hữu Số, Bí thư chi bộ thôn Trường Xuân, xã Kỳ Hợp thở dài: "Dự án này đúng là "đầu voi đuôi chuột". Ban đầu hô hào rầm rộ nhưng hoạt động không hiệu quả. Đã thế còn cày nát con đường huyết mạch của các xã Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Văn. Đề nghị Cty phải hoàn trả đường cho dân, nếu không hoàn trả thì chính quyền phải sửa chữa con đường để dân đi lại, làm ăn".
16-13-56_7
Bí thư Lê Hữu Số đề nghị Cty hoàn trả đường cho dân
Theo ông Số, cuối năm 2013 tuyết đường QL12 đi Tây – Hợp – Văn, dài khoảng hơn 20km, mặt đường rộng gần 4m được nhà nước đầu tư rải nhựa phẳng lỳ. Dân trong vùng mừng như "mở cờ trong bụng" vì có đường đẹp để đi. Đùng một cái dự án chăn nuôi bò về đầu tư trên địa bàn làm đảo lộn hết cả.
Đường lớn bị cày xới không kể ngày đêm, thậm chí có những giai đoạn cao điểm bình quân mỗi ngày có đến hơn 100 lượt xe tải lớn chở vật liệu xây dựng, chở bò và thức ăn chăn nuôi vào trang trại. Nhiều hôm xe chạy kéo đứt đường dây điện khiến người dân hết sức bức xúc.
Khoảng gần một năm sau khi dự án đi vào hoạt động cũng là lúc con đường huyết mạch liên xã Tây – Hợp - Văn bị "khai tử". Hàng loạt ổ trâu, ổ gà nằm chi chít giữa đường; mặt đường nhựa đoạn gần khu vực trang trại (khoảng hơn 3km) bị vỡ kết cấu, bong tróc trơ lại phần đá, cát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông của người dân.

Nguồn cung dầu mỏ hạn hẹp xúc tiến giá dầu, gas tăng nhanh

Vấn đề sản xuất tại 1 trong các cơ sở cát dầu lớn nhất của Canada đã xúc tiến giá dầu thô kỳ hạn tháng đầu của Mỹ lên mức cùng lớn nhất so mang hiệp đồng giao tháng thứ 2 tính từ lúc năm 2014.
>>> đọc thêm giá gas
Canada là nhà sản xuất dầu mỏ to thứ 4 toàn cầu và sở hữu thể mất khoảng 10% nguồn cung trong tháng 7 sau lúc mất điện trong tuần trước làm đóng cửa hạ tầng Syncrude tại Alberta, nơi có thể cung ứng tới 360.000 thùng/ngày.
Thiếu hụt dầu thô Canada khiến nguồn cung siết chặt, giảm lượng dầu chảy tới Cushing
tình trạng mất điện sẽ siết chặt nguồn cung của Canada và giảm cái dầu thô chảy sang Cushing, Oklahoma, điểm sản xuất giao kèo dầu thô kỳ hạn của Mỹ.
Chênh lệch giữa giá dầu thô giao tháng đến của Mỹ nới rộng trong khi mức trừ lùi của dầu thô Mỹ mang dầu thô Brent thu hẹp trong ngày 25/6 sau lúc Syncrude, 1 liên doanh tất cả thuộc Suncor Energy cho biết hạ tầng này sẽ ko hoạt động ít nhất đến tháng 7.
Nguồn cung dầu mỏ hạn hẹp xúc tiến giá dầu trong tháng 5 lên mức cao nhất bắt đầu từ cuối năm 2014, làm OPEC và Nga đạt được thỏa thuận ngày 22/6 về nâng sản lượng. Những nước tiêu thụ gồm Mỹ và Trung Quốc đã kêu gọi doanh nghiệp này sản xuất thêm.
Goldman Sachs cho biết hiện trạng mất điện của doanh nghiệp Syncrude tiềm năng đưa Cushing vào các con phố hết hàng dự trữ. "Việc mất nguồn cung này của Mỹ sẽ khiến cho trầm trọng thêm hiện trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu hiện giờ, khiến cho sự gia tăng sản lượng của OPEC cần yếu hơn".
>>> xem thêm giá gas bán lẻ
Dầu thô của Mỹ giao trong tháng 8 cao hơn 1,76 USD/thùng so mang giao trong tháng 9, mức cùng cao nhất tính từ lúc tháng 8/2014.
Giá có thể bị thúc đẩy nâng cao tiếp giả dụ dự trữ tiếp tục giảm tại Cushing, nơi nguồn cung sụt giảm mạnh trong tuần trước. Tổ chức tình báo thị trường Genscape đã phát hành số liệu cho thấy dự trữ giảm khoảng hai,2 triệu trong tuần tính tới 22/6. Số liệu dự trữ của chính phủ và Viện dầu mỏ Mỹ sẽ được phát hành trong ngày 26 và 27/6.
những tin tức thiếu hụt cung cấp tại Syncrude kéo dài đã khiến cho giảm chênh lệch giá giữa dầu thô Mỹ và dầu thô Brent xuống mức tốt nhất tính từ lúc đầu tháng 4, loanh quanh 4,78 USD/thùng.
những lái buôn đã phải thanh toán thêm cho nguồn cung cấp tại Cushing trong bối cảnh lo ngại nguồn cung hạn hẹp mang thể cạnh tranh để thực hành toàn bộ các giao kèo cung ứng trong tháng 7.

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Công thương về giá xăng dầu, điện

Từ nay đến cuối năm 2018, Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa ký Thông báo số 403/TB-BCĐĐHG thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 29/5/2018.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá, 5 tháng đầu năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có sự nỗ lực cao trong công tác điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát.
Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng qua tăng 3,01% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng giá biến động tương đối sát với kịch bản dự báo. Các nhân tố gây tăng giá trong 2 tháng gần đây chủ yếu xuất phát từ biến động tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường trong nước và thế giới, không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ.
Từ nay đến cuối năm 2018, mặc dù công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu nhiều áp lực do giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục có khả năng tăng cao, tác động đến mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu nhưng Chính phủ quyết tâm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, Ban chỉ đạo yêu yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá đã đề ra từ đầu năm tại Thông báo số 259 ngày 30/3/2018 của Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; Điều hành giá các mặt hàng thiết yếu; Rà soát hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý giá chuyên ngành.
Đồng thời, thực hiện giữ ổn định mức giá các mặt hàng do Nhà nước định giá trong tháng 6/2018; Tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...).
Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường; Chú trọng công tác tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm.
Bộ Công Thương rà soát các chi phí đầu vào để điều hành giá điện phù hợp với kịch bản điều hành giá chung trong năm 2018, triệt để tiết giảm chi phí để không phải điều chỉnh giá điện trong năm nay.
Bộ Y tế đẩy mạnh tổ chức đấu thầu tập trung thuốc quốc gia với tần suất nhiều hơn và tăng cường quản lý đấu thầu vật tư, thiết bị y tế theo chỉ đạo tại Thông báo số 145/TB-VPCP ngày 18/4/2018 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Bộ Y tế.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng theo dõi sát diễn biến giá vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản; chủ động đề xuất biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung khi nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng tăng cao, chủ động nghiên cứu có giải pháp sử dụng các vật tư thay thế việc sử dụng cát trong san lấp mặt bằng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường quyền sử dụng đất tại các đô thị lớn, chủ động đề xuất biện pháp bình ổn thị trường khi xảy ra biến động bất thường...

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Làm gì để phát triển bền vững ngành tôm Việt ?

Với mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, ngành tôm Việt Nam đã và đang trở thành tốp đầu các quốc gia nuôi tôm nước lợ trên thế giới.
*Hành động quốc gia ngành tôm Việt

Xác định được giá trị kinh tế mang lại từ con tôm Việt, đầu năm 2018 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Huỳnh Sử- TTXVN
Theo đó, mục tiêu phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.

Cụ thể, ngành tôm đang phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến và kinh nghiệm của người dân để phát triển hiệu quả, bền vững, thích với biến đổi khí hậu. Đồng thời phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao.

Kế hoạch hành động cũng nêu rõ, phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam; đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2017- 2020, ngành tập trung sản xuất tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Việt Nam thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

Theo đó, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ giai đoạn này 710.000 ha, ước đạt sản lượng hơn 832.000 tấn, cho giá trị kim ngạch xuất khẩu 5,5 tỷ USD.
Giai đoạn 2021- 2025, đẩy mạnh nhân rộng ngành công nghiệp tôm công nghệ cao tại các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.
Với tổng diện tích tôm nuôi đạt 750.000 ha, sản lượng sẽ đạt hơn 1,1 triệu tấn, với giá trị kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.

*Nâng tầm con tôm Việt

Ngoài diện tích, năng suất, sản lượng được tính toán khá kỹ, sát với tình hình thực tế, ngành nuôi tôm nước ta đã và đang quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị con tôm; trong đó cần nâng tầm giá trị con tôm Việt trên thị trường quốc tế.

Để làm được điều này, Tổng cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm hướng đến sản xuất tôm sạch, tuyệt đối không sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm. Xử lý và tiêm chích tạp chất vào tôm, duy trì chất lượng sản phẩm, thực hiện sản xuất sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất, giảm rủi ro, nhằm giảm giá thành đầu vào, tăng giá trị đầu ra, ngành tiếp tục phát triển nuôi tôm sú, thẻ; tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nuôi về vai trò kết nối sản xuất cung ứng giống tốt; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nuôi và tôm nguyên liệu.
Mặt khác, tăng cường xây dựng, phát triển vùng nuôi an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam.

Ngoài ra, ngành tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu; thực hiện hợp tác, liên kết theo chuỗi để gắn sản xuất với thị trường, cùng chia sẻ lợi ích, giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động, giảm khâu trung gian.

Tổng cục Thủy sản cũng lưu ý ngành chức năng bám sát diễn biến cung, cầu và giá tôm ở thị trường xuất khẩu, thông tin kịp thời tới người nuôi tôm có kế hoạch sản xuất phù hợp; phát triển các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ tôm tại thị trường nội địa bao gồm cả sản phẩm tươi sống và giá trị gia tăng.
Đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đàm phán, giới thiệu đến các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tôm; kịp thời tháo gỡ các rào cản thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu ngành tôm Việt Nam. Các tác nhân trong chuỗi liên kết sản xuất tôm cần minh bạch thông tin và chia sẻ lợi ích để phát triển bền vững.

Nhằm đảm bảo giá và chất lượng tôm nuôi, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khuyến cáo người nuôi tôm nên tiếp tục thả nuôi với mật độ thưa, giãn thời gian vụ, kết nối thông tin chủ động với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tăng cường phát triển sản phẩm giá trị gia tăng; có chính sách hỗ trợ về vốn; có giải pháp xây dựng thương hiệu tôm Việt.
Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/gia-tom-5211.tag
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lạc quan cho biết, giá trị xuất khẩu tôm giai đoạn 2016- 2018 tăng trưởng mạnh; trong đó mạnh nhất thị trường EU, Trung Quốc, Mỹ... Theo nhận định của VASEP, nhu cầu tiêu thụ tôm của các nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, chậm nhất là đầu quí III năm 2018.

Thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu nhằm giảm ô nhiễm môi trường ở Gia Lai

Để thay đổi nếp nghĩ, tập tục chăn nuôi gia súc lạc hậu còn tồn tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, chính quyền xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã thông qua Nghị quyết chuyên đề "Vận động nhân dân di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn, cách xa nơi người ở".
Cán bộ xã Ia Piar (huyện Phú Thiện) kiểm tra chuồng bò mới được di dời của gia đình ông Nay Eo ở thôn Rbai B. Ảnh: baogialai.com.vn


Sau hơn 1 năm triển khai quyết liệt thông qua giải pháp tuyên truyền, vận động, đến thời điểm này đã có 321/450 hộ dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, tự giác di dời chuồng, trại gia súc dưới gầm sàn nhà ra xa nơi ở. Việc làm này của đồng bào không chỉ góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, phòng chống dịch bệnh mà còn chung tay cùng chính quyền địa phương tiến tới hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Năm 2017, gia đình chị Siu H'Ti là một trong những hộ tiên phong ở làng Plei Ksing C, xã Ia Piar chủ động làm chuồng trại mới cách xa nơi ở để nuôi nhốt đàn trâu, bò của gia đình. Không còn phải sống chung với mùi hôi thối từ phân gia súc, những căn bệnh mà gia đình chị Siu H'Ti thường gặp phải về đường hô hấp, đường ruột, chứng đau đầu… cũng đã giảm hẳn. "Trước đây gia đình mình nuôi gia súc dưới sàn nhà nên hôi lắm, giờ đã chuyển chuồng ra xa hết hôi rồi, cuộc sống thấy thoải mái hơn", chị Siu H'Ti chia sẻ.

Tập quán và thói quen lạc hậu trong chăn nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã trực tiếp gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp phát sinh và làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm về đường ruột, bệnh đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp...

Để Nghị quyết chuyên đề "Vận động nhân dân di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn, cách xa nơi người ở" thực sự phát huy hiệu quả, tạo được sự đồng thuận trong đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền xã Ia Piar thường xuyên cử cán bộ bám sát địa bàn, phối hợp với thôn trưởng, già làng (những người có uy tín trong cộng đồng) thuyết phục, vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, dần làm thay đổi thói quen sinh hoạt hướng đến một cuộc sống trong lành hơn.
Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
Ông Siu Thiên - Chủ tịch UBND xã Ia Piar, huyện Phú Thiện cho biết: Để làm thay đổi tập tục lạc hậu đã ăn sâu bao đời nay trong cộng đồng dân tộc thiểu số, cần phải kiên trì bám sát dân để vận động, tuyên truyền. Thời gian tới, cả hệ thống chính trị của xã tiếp tục vào cuộc vận động 129 hộ dân còn lại tiếp tục thực hiện việc di dời việc nuôi nhốt gia súc ra xa nơi ở. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, địa phương sẽ đứng ra tín chấp cho bà con vay vốn ưu đãi để xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, góp phần cải thiện môi trường sống, xây dựng nông thôn mới ở địa phương

Hương Giang lên tiếng về tin đồn bị 'chèn ép': 'Phạm Hương ��ã dường chỗ cho tôi'

vừa mới đây, thông báo về việc Phạm Hương bị tố chèn lấn Hương Giang trong phần chào kết của show diễn kỉ niệm 8 năm nghề nghiệp của NTK Đỗ Long đã lôi kéo sự để ý của dư luận. Câu chuyện đã làm cho cùng đồng fan mến mộ của cả hai mỹ nhân nổi lên luồng tranh luận dữ dội về mối quan hệ "bằng mặt ko bằng lòng" của Phạm Hương dành cho Hương Giang.

Hương Giang bị đẩy lùi về phía sau và bị Phạm Hương che mất.
huong giang len tieng ve tin don bi chen ep pham huong da nhuong cho cho toi
NTK Đỗ Long đã nắm tay kéo Hương Giang lên trên cộng chụp ảnh, thế nhưng vị trí quá hẹp, không đủ chỗ đứng cho cô, bởi thế Hương Giang đã lùi lại phía sau.

Theo chậm triển khai, qua 1 đoạn clip quay lại cảnh kết màn của các người loại và NTK Đỗ Long, vì kéo đơn vị thiết kế lên phía trước để chào những khách mời và báo chí, Hoa hậu Phạm Hương đã vô tình chèn Hương Giang về phía sau, che từ trần người đẹp lúc tạp chí đang chụp hình. Sau khi đoạn clip được đăng vận tải, Phạm Hương nhận không ít "gạch đá" vì cho rằng cô đang cố ý diễn tả bản thân mà bất chấp việc che người bạn phía sau.

Trước luồng dư luận đổ dồn bất lợi về phía Phạm Hương, Hương Giang đã có các chia sẻ có fan mến mộ trong phần bình luận trên Facebookvề diễn biến tại thời điểm xảy ra sự việc: "Lúc Đó tôi và Phạm Hương cộng đi lên, nhưng tôi đi sau lưng Hương nên Hương nghĩ là tôi đã đứng sang bên phải của anh Đỗ Long rồi, cho nên cô đó quên mất tới việc tôi đang ở sau cô đấy.

lúc sau, khi Chi Pu đi lên thì Phạm Hương đã thấy tôi và đứng tách ra để tôi và Chi Pu cộng đứng nên mới với bức ảnh này."

Bức ảnh Hương Giang san sẻ để chứng minh cho việc Phạm Hương mang nhường chỗ cho mình để chụp hình cùng các kiến trúc sư. (Ảnh: FBNV)

Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018 cho biết thêm, sân khấu lúc chậm tiến độ rất hỗn loạn bởi sở hữu đông đảo máy ảnh và khách mời lên chúc mừng, chính do đó chẳng thể giảm thiểu khỏi các sự cố đang tiếc nuối tương tự. Bản thân cô và Phạm Hương cũng đã nhắn tin cho nhau để giảm thiểu các lời đồn đại khiến tác động tới tình cảm vốn sở hữu. Cho tới hiện giờ giữa cô và Phạm Hương vẫn rất vui vẻ và cô cũng mong những fan hâm mộ của mình cũng như dân mạng nhìn mọi việc đơn thuần & khách quan hơn.

Phạm Hương và Hương Giang vẫn vô cùng thân thiết mang nhau.

Về phía NTK Đỗ Long, người tổ chức show diễn cũng lên tiếng xác nhận: "Do quá đông người đứng trên sàn diễn, lúc chậm triển khai Phạm Hương Hương thấy tôi bị che lại, tin báo ko chụp được nên cô đó đã kéo tôi lên một tẹo chứ không phải cố tình không cho Hương Giang tiến lên."

tuy nhiên, anh cũng đãi đằng cho sự việc Hương Giang đi trễ: "Về Hương Giang, do show quá đông celeb nên giờ make up của mọi người bị lùi lại trễ một tẹo, chứ cả 2 đều đi rất đúng giờ theo lịch hẹn của team make up: Phạm Hương 18h30 và Hương Giang là 19h30.

Rất xin lỗi 2 em về sự cố không mong muốn này, mong tin báo và khán giả ko hiểu lầm nữa làm mất tình cảm chị em của Phạm Hương và Hương Giang".

huong giang len tieng ve tin don bi chen ep pham huong da nhuong cho cho toi
NTK Đỗ Long lên tiếng nói lại sự việc và mong khán fake đừng làm mọi chuyện đi xa hơn. Tránh làm cho sức mẻ tình cảm của Phạm Hương và Hương Giang.