Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chỉ thị mới nhất của TP HCM đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố là chỉ được hoạt động khi tuân thủ nghiêm nguyên tắc "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) và "một cung đường, hai điểm đến" (chỉ duy nhất tuyến đường từ nơi sản xuất đến nơi ở).
Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-virus-corona-224.htm
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đáp ứng được quy định để duy trì nhà máy, hoặc nếu có thể đáp ứng thì hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Chia sẻ với người viết, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết với phương án "3 tại chỗ" công ty chỉ sắp xếp được chỗ ở cho khoảng 35% trong số 3.500 công nhân ở lại làm việc.
Mặc dù đơn hàng của Việt Thắng Jean đã trải dài đến cuối năm nhưng với tình hình hiện nay doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 35% số lượng đã nhận bởi dịch bệnh căng thẳng công ty không thể nhận thêm công nhân vào làm việc và khả năng duy trì sản xuất bên trong cũng rất khó lường nếu xảy ra trường hợp lây nhiễm.
Trong khi đó các nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng bị đứt gãy do các nhà cung cấp trong nước phải đóng cửa vì dịch bệnh càng khiến doanh nghiệp khó khăn.
"Tình hình dịch nếu kéo dài đến tháng 9 với việc hoạt động "3 tại chỗ" giảm năng suất như hiện nay thì không doanh nghiệp nào chịu nổi. Chưa kể công ty không biết phản hồi như thế nào với khách hàng về thời gian quay trở lại sản xuất theo nhịp độ bình thường khiến đơn hàng dịch chuyển sang các nước khác", ông Việt chia sẻ.
Còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét