Từ 6h ngày 31/7, toàn TP Hội An (Quảng Nam), bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi ghi nhận 26 ca dương tính COVID-19 trong cộng đồng.
Theo đó, từ 6h ngày 31/7, toàn TP Hội An (Quảng Nam), bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, từ 0h ngày 26/7, hai phường Tân An và Thanh Hà (TP Hội An) cùng thôn Trảng Suối (xã Cẩm Hà) áp dụng Chỉ thị 16. Các khu vực còn lại trên địa bàn thành phố thực hiện theo Chỉ thị 15, xã đảo Tân Hiệp áp dụng Chỉ thị 16, Thanh Niên đưa tin.
Từ ngày 25 – 29/7, TP Hội An ghi nhận 26 ca dương tính COVID-19 trong cộng đồng và hàng chục trường hợp F1 và F2 liên quan.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vắc xin có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ.
Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vắc xin vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn.
Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vắc xin cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 668 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ. Song lãi sau thuế tăng gấp 8 lần lên 34 tỷ đồng nhờ tăng thu từ hoạt động tài chính.
Tổng tài sản của FLCHomes tính đến ngày 30/6 là 8.524 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương của công ty giảm mạnh 90% từ 394 tỷ đồng còn hơn 38 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn 512 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán.
Phải thu ngắn hạn khác tăng 85% lên 3.400 tỷ đồng là yếu tố chính khiến quy mô tài sản FLCHomes tăng. Giá trị phải thu tập trung tại các khoản ký quỹ, ký cược và phải thu về thanh ký các khoản đầu tư.
Nguồn: Thu Thuỷ tổng hợp từ BCTC quý II của FLCHomes.
1. Khu đất từ đường vườn hoa phía sau chung cư Le Grand Jardin đến ngõ 467 Nguyễn Văn Linh
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất từ vườn hoa phía sau chung cư Le Grand Jardin đến ngõ 467 Nguyễn Văn Linh với diện tích khoảng 4.591,827 m2.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chỉ thị mới nhất của TP HCM đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố là chỉ được hoạt động khi tuân thủ nghiêm nguyên tắc "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) và "một cung đường, hai điểm đến" (chỉ duy nhất tuyến đường từ nơi sản xuất đến nơi ở).
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đáp ứng được quy định để duy trì nhà máy, hoặc nếu có thể đáp ứng thì hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Chia sẻ với người viết, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết với phương án "3 tại chỗ" công ty chỉ sắp xếp được chỗ ở cho khoảng 35% trong số 3.500 công nhân ở lại làm việc.
Mặc dù đơn hàng của Việt Thắng Jean đã trải dài đến cuối năm nhưng với tình hình hiện nay doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 35% số lượng đã nhận bởi dịch bệnh căng thẳng công ty không thể nhận thêm công nhân vào làm việc và khả năng duy trì sản xuất bên trong cũng rất khó lường nếu xảy ra trường hợp lây nhiễm.
Trong khi đó các nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng bị đứt gãy do các nhà cung cấp trong nước phải đóng cửa vì dịch bệnh càng khiến doanh nghiệp khó khăn.
"Tình hình dịch nếu kéo dài đến tháng 9 với việc hoạt động "3 tại chỗ" giảm năng suất như hiện nay thì không doanh nghiệp nào chịu nổi. Chưa kể công ty không biết phản hồi như thế nào với khách hàng về thời gian quay trở lại sản xuất theo nhịp độ bình thường khiến đơn hàng dịch chuyển sang các nước khác", ông Việt chia sẻ.
Cụ thể, doanh thu KCN Tín Nghĩa nửa đầu năm đạt 156 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Tín Khải chiếm tỉ trọng cao nhất 54%, tương đương gần 85 tỷ đồng, tăng 93% so với 6 tháng đầu năm 2020. LNST công ty đạt 60 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, TIP đặt mục tiêu doanh thu cả năm 158 tỷ đồng và LNST 76 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2021, công ty đã đạt được 98,7% kế hoạch doanh thu và 79% kế hoạch LNST cả năm
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của KCN Tín Nghĩa đạt gần 959 tỷ đồng, giảm 6,2% so với đầu kỳ. Tổng các khoản phải thu giảm 52% còn hơn 131 tỷ đồng do công ty đã tất toán 60 tỷ đồng phải trả cho Công ty TNHH Hoà Bình. Trong khi đó, tiền và tiền gửi tăng 78%, lên hơn 195 tỷ đồng.
Hàng tồn kho đạt 157 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với con số đầu năm. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là các khoản đầu tư tại dự án Khu dân cư 18 ha Tam Phước (42,7 tỷ đồng), dự án Khu dân cư Thạnh Phú (56,7 tỷ đồng) do Tín Khải làm chủ đầu tư.
Ngày 28/7, theo dữ liệu mới được hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) công bố, liều thứ ba vắc xin của Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 có thể tăng cường mạnh mẽ khả năng của cơ thể chống lại biến thể Delta.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta ở những người từ 18-55 tuổi được tiêm liều vắc xin tăng cường (liều thứ 3) cao hơn 5 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.
Trong số những người từ 65-85 tuổi, dữ liệu của Pfizer cho thấy mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta sau khi tiêm liều thứ 3 vắc xin của Pfizer/BioNTech cao hơn 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ hai.
Dữ liệu cũng cho thấy mức độ kháng thể cao hơn nhiều sau khi tiêm liều tăng cường so với liều thứ hai trong việc chống lại virus SARC-CoV-2 ban đầu và biến thể Beta, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.
Pfizer hy vọng dữ liệu miễn dịch và an toàn vắc xin ngừa COVID-19 có thể là căn cứ để giới chức cấp phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 5-11 tuổi vào cuối tháng 9 này và sau đó là cho trẻ nhỏ hơn.
Thông báo trên có thể thay đổi lịch trình đã nêu trước đây của công ty về việc thúc đẩy chương trình tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ hơn, khi trước đó công ty này dự kiến sẽ xin phép sử dụng khẩn cấp vắc xin cho trẻ em từ 2-11 tuổi vào tháng 9/2021.
Sau khi họp bàn với các tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Thủ tướng giao Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An thực hiện đầu tư đường vành đai 4 TP HCM.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, Quy hoạch chi tiết tuyến vành đai 4 TP HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011. Tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 5 tỉnh, thành phố gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An. Tổng chiều dài quy hoạch khoảng 197,6 km (tổng chiều dài nghiên cứu thực tế khoảng 200 km).
Theo quy hoạch trên, UBND các tỉnh, thành phố được giao tổ chức quản lý quỹ đất và triển khai những dự án thành phần có đủ điều kiện; chủ động kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Về tiến độ dự án, Bộ Giao thông Vận tải cho biết Bình Dương đã đầu tư được khoảng 21 km bằng nguồn ngân sách địa phương và đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư mở rộng theo quy hoạch. Tỉnh Long An đang triển khai đầu tư khoảng 25 km.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), trong ngày 27/7, thành phố có thêm 4.353 bệnh nhân xuất viện. Đây là số lượng kỷ lục từ trước đến nay.
TP HCM: Kỷ lục số bệnh nhân COVID-19 xuất viện trong một ngày
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), trong ngày 27/7, thành phố có thêm 4.353 bệnh nhân xuất viện. Đây là số lượng F0 xuất viện trong một ngày cao nhất tại thành phố từ trước tới nay, Zingnews cho hay.
Hiện tại, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 21.338 người. Ngành y tế TP HCM đang điều trị cho 39.114 bệnh nhân dương tính (bao gồm những người có kết quả xét nghiệm rRT-PCR và test nhanh dương tính).
Trong số này, 744 bệnh nhân có diễn biến nặng đang thở máy, 13 trường hợp cần can thiệp ECMO. Tính đến ngày 27/7, TP HCM đã có 815 bệnh nhân Covid-19 tử vong.
TP HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân sau 18h
Theo Zing, tại họp báo cung cấp thông tin về vắc xin tại TP HCM chiều 28/7, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin nên đã kiến nghị Bộ Y tế để đơn giản hóa quy trình cũng như đội hình tiêm vắc xin. Mục tiêu là có nhiều hơn đội hình tiêm cho người dân.
Thành phố cũng đề nghị Trung ương tăng lượng vắc xin cho địa phương này để có cơ hội mở rộng việc tiêm vắc xin.
Hiện thành phố quy định người dân hạn chế đi ra đường sau 18h. Tuy nhiên, ông Mãi cho rằng nếu tiêm vắc xin từ 6h đến 18h sẽ bị giới hạn. Do đó, thành phố sẽ bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin sau 18h trong những ngày sắp tới.
Sai phạm tại dự án nhà phố vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden
Khu đất thực hiện dự án này trước đây được giao CTCP Thương mại Sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng (Công ty Đại Hưng) có quy mô diện tích 50.743 m2, mục tiêu ban đầu là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ngói tuynel.
Sau đó, Công ty Đại Hưng đã lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận điều chỉnh dự án từ nhà máy sản xuất gạch ngói tuynel thành Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế - Sago Palm Garden với mục tiêu xây dựng nhà ở. Đề xuất này đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hưng Yên đồng ý chủ trương.
Gần 200 căn biệt thự và nhà phố được xây trái phép tại dự án vườn Vạn Tuế trước đây. (Ảnh tư liệu: Di Linh).
Tuy nhiên, dù mới được đồng ý về mặt chủ trương nhưng từ cuối năm 2018, Công ty Đại Hưng vẫn tiến hành xây dựng hơn 200 căn biệt thự, nhà phố có diện tích từ 80 – 200 m2/căn.
Đến cuối năm 2019, UBND tỉnh Hưng Yên ra văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án phải dừng ngay việc thi công xây dựng, mua bán, kinh doanh bất động sản, vì chưa đủ pháp lý.
Ngày 17/7/2020, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2562/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của quận 3, quyết định này không thay đổi so với Nhiệm vụ quy hoạch chung đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trước đó.
Theo Quyết định số 2562/QĐ-UBND, trên địa bàn quận 3 không có diện tích đất chưa sử dụng. Đồng thời, UBND quận 3 cũng công bố công khai kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn quận như sau:
Chiều tối 26/7, theo thống kê của ngành y tế, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính, nâng tổng số mắc trong ngày lên 64 trường hợp. Các ca mắc phân bố tại 7 chùm ca bệnh.
Truy tìm đối tượng tung tin đồn Hà Nội có 3.000 chốt kiểm dịch
Tối 267, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc "Hà Nội có 3.000 chốt..." là bịa đặt, không đúng sự thật.
Trước đó, từ đầu giờ chiều 26-7, mạng xã hội xuất hiện tin đồn: "Sáng mai HN có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết.
Cả nhà lưu ý nhé". Tin này được chia sẻ lại nhiều lần khiến người dân hoang mang. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định tin đồn lan truyền trên mạng xã hội này là bịa đặt.
Hiện tại, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng an ninh mạng phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông khẩn trương truy tìm tài khoản đăng thông tin sai sự thật này để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), trong ngày 23/7, thành phố có thêm 2.226 bệnh nhân COVID-19 xuất viện. Tổng số ca điều trị khỏi từ khi dịch bùng phát đến nay là 10.699.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), trong ngày 23/7, thành phố có thêm 2.226 bệnh nhân COVID-19 xuất viện. Tổng số ca điều trị khỏi từ khi dịch bùng phát đến nay là 10.699.
Tính từ 19h ngày 23/7 đến 6h ngày 24/7 có 3.991 ca mắc COVID-19 mới, bao gồm 4 ca nhập cảnh và 3.987 ca trong nước tạiTP HCM(2.070), Long An (604), Bình Dương (523), Tiền Giang (220), Tây Ninh (132), Đồng Nai (122), Khánh Hòa (104), Bến Tre (52);
Đà Nẵng (36), Đồng Tháp (29), Vĩnh Long (25), Vĩnh Phúc (18), Kiên Giang (14), Phú Yên (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Hậu Giang (6), Hà Nội (5), Hưng Yên (4), Đắk Lắk (3), trong đó có 2.073 ca trong cộng đồng.
Sáng 24/7, Sở Y tế tỉnh Long An đã đăng ký bổ sung 1.288 ca bệnh trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19. Đây là các ca bệnh đã được phát hiện từ ngày 14-22/7 tại các khu cách ly và khu phong toả.
Như vậy, tính đến sáng ngày 24/7, Việt Nam có tổng 86.957 ca mắc, trong đó có 2.145 ca nhập cảnh và 84.812 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 83.242 ca, trong đó có 12.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Ngoài ra, có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới, đó là: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Theo phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) giá than ở cả Trung Quốc và Australia đều có cùng xu hướng tăng trong quý II nhưng vẫn có sự khác biệt trong mặt bằng giá than cốc ở hai thị trường này.
Việc Trung Quốc áp dụng lệnh trừng phạt không chính thức lên than Australia từ giữa năm 2020 làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền sản xuất than cốc ở cả 2 quốc gia.
Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu cung than cốc, chi phí sản xuất thép tăng cao. Trong khi việc Australia mất đi một khách hàng lớn, làm giá than cốc giảm mạnh, tạo lợi thế cho các nhà sản xuất thép khác.
Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển vào khoảng 30 - 50 USD/tấn, giá than cốc giao đến các quốc gia khác đang thấp hơn Trung Quốc rất nhiều.
Với sự khác biệt về giá than cốc, chi phí sản xuất thép ở Trung Quốc đang cao hơn khoảng 8% so với các thị trường khác.
ACBS cho biết từ trước đến nay, ngành thép Việt Nam luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thép Trung Quốc trong nhiều năm do thị trường này có lợi thế sản xuất trên quy mô lớn.
Trong bối cảnh giá than đang tăng mạnh, chi phí phát điện cao, giá thép BOF Việt Nam chủ yếu sử dụng than cốc nhập từ Australia dường như đang có lợi thế đôi chút về chi phí so với thép sử dụng công nghệ lò EAF. Điều này giúp thép Việt Nam có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường.
Theo phân tích của công ty chứng khoán ACBS, diễn biến phức tạp dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực năng lượng, tạo ra những trở ngại cho giao thông vận tải, thương mại và các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.
Theo dữ liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) từ tháng 4/2020, việc các các quốc gia "đóng cửa", giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm 18 - 25%.
COVID-19 tác động lớn đến ngành dầu khí, làm giảm các hoạt động kinh tế, vận chuyển trên toàn thế giới. Sản lượng dầu thế giới giảm 9 triệu thùng/ngày, xuống còn 91 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Giá dầu tăng dẫn đến việc mở rộng biên lợi nhuận gộp cho các nhà sản xuất dầu. Do đó, OPEC+ đạt được thỏa thuận tăng dần sản lượng kể từ tháng 5.
IEA dự báo sản lượng dầu thế giới đến năm 2025 (Nguồn: ACBS)
Cụ thể, OPEC+ dự kiến bổ sung 350.000 thùng/ngày vào tháng 5, 6 và khai thác thêm 450.000 thùng/ngày kể từ tháng 7 giúp ổn định giá dầu.
OPEC cũng đạt được thỏa thuận với UAE để tăng sản lượng thêm tối đa 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối năm 2022.
Động thái này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU đang dần hồi phục sau đại dịch COVID- 19, các chiến dịch tiêm chủng vắc xin được áp dụng rộng rãi.
Sở Y tế tỉnh Tây Ninh cho biết, tính đến 18 giờ ngày 22/7, tỉnh ghi nhận thêm 161 ca dương tính COVID-19, trong đó 4 ca nhập cảnh và 157 ca đang điều tra dịch tễ, Thanh Niên đưa tin.
Trong đó, qua sàng lọc bằng PCR, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh phát hiện 30 ca dương tính COVID-19 là người ngoài tỉnh gồm: An Giang, Hà Tỉnh, Lâm Đồng, Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Bình Dương, Đồng Tháp, Hà Giang, Cần Thơ, Thái Bình
Đáng chú ý là tâm dịch ở huyện Dương Minh Châu, trong ngày ghi nhận 70 ca dương tính gồm: xã Suối Đá (27 ca), TT.Dương Minh Châu (21 ca), xã Phan (8 ca), xã Phước Ninh (7 ca), xã Phước Minh (3 ca), xã Bàu Năng (2 ca) và xã Cầu Khởi (1 ca), xã Chà Là (1 ca).
Phục Hưng Holdings vừa công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng lần lượt đạt 412 tỷ đồng và 37 tỷ đồng. Dù mới thực hiện được 20% mục tiêu doanh thu cả năm 2021 (2.000 tỷ đồng), song công ty đã vượt kế hoạch lãi sau thuế (36 tỷ đồng).
CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã chứng khoán: PHC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 150 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là thu từ hoạt động xây lắp giảm 58%; doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bất động sản cũng giảm mạnh từ 171 tỷ đồng về âm gần 24 tỷ đồng.
Giá vốn trong quý II cũng giảm tương ứng 67% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp theo đó đạt hơn 13,51 tỷ đồng, giảm 75% so với quý II/2020.
Tuy nhiên, khoản lãi đột biến gần 38 tỷ đồng từ khách hàng chậm thanh toán tiến độ công trình giúp Phục Hưng ghi nhận doanh thu tài chính gấp 11 lần quý II năm ngoái, đạt 41,6 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí tài chính, chi phí quản lý và chi phí bán hàng đồng loạt giảm mạnh do công ty thực hiện tinh gọn bộ máy.
Kết quả, doanh nghiệp báp lãi sau thuế 33,5 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với số lãi cùng kỳ năm ngoái là 5,3 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Phục Hưng ghi nhận doanh thu hơn 412 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ, song nhờ doanh thu tài chính tăng và chi phí tiết giảm kéo lợi nhuận sau thuế công ty đạt 37 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần.
Nguồn vốn chi trả lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính đã kiểm toán tại thời điểm 31/12/2020. Cụ thể, theo báo cáo tài chính riêng năm 2020 của Sao Mai, lãi sau thuế chưa phân phối của công ty mẹ tại thời điểm cuối năm là 857 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh, năm 2020 Sao Mai đạt 12.525 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế giảm 30,5% so với năm 2019, xuống còn 572 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty me đạt 475 tỷ đồng. Năm 2019 Tập đoàn Sao Mai lãi sau thuế đến 823 tỷ đồng.
Kế hoạch chi trả cổ tức trên đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 thông qua hồi cuối tháng 4.
Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch phát hành hơn 129 triệu cổ phiếu thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá bán 10.000 đồng/cp. Tập đoàn Sao Mai dự kiến chào bán thành công tối thiểu 50% số cổ phần trên, tương ứng với số vốn thu về ít nhất là 647 tỷ đồng.
Theo hồ sơ dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất từ năm 2022 - 2026 thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và làm điểm sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn (tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100%) về diện tích tự nhiên, quy mô dân số.
Đến năm 2030, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước. Các tỉnh làm điểm sẽ trình Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, xem xét cụ thể từng trường hợp.
Trả lời thông tin liên quan đến dự thảo nói trên tại cuộc họp báo diễn ra ngày 19/7 vừa qua, đại diện Bộ Nội cho biết, hiện bộ này chưa đề nghị với Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chỉ là bước đầu, còn một số nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá cụ thể.