Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: HoREA gửi văn bản lên Chính phủ, nêu những bất lợi cho thị trường bất động sản

Cụ thể, có khoảng 21 doanh nghiệp bất động sản trong nước và nước ngoài tham gia đấu giá. Có thể nói, đây là một phiên đấu giá so kè quyết liệt với hàng trăm lần trả giá trước khi nhà đầu tư cuối cùng chốt giá thành công.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có báo cáo gửi Chính phủ liên quan đến việc đánh giá tác động của phiên đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngày 10/12 vừa qua.

Bên cạnh những tác động tích cực, kết quả các cuộc đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm với giá đất trúng đấu giá có thể đã bị đẩy lên mức quá cao so với giá trị thực tại thời điểm hiện tại. Theo các chuyên gia, điều này có thể không có lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.




Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, điểm đặc biệt trong các phiên đấu giá này là tốc độ trả giá rất nhanh và giá trị mỗi lần trả giá tiếp theo của một số nhà đầu tư có bước giá rất lớn. Thậm chí có bước giá cách biệt lên đến 700 tỷ đồng như lần trả giá cuối cùng của phiên đấu giá Lô 3.12, nên một số nhà đầu tư khác không thể “chen vào” trả giá được.

"Ngay cả một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn tham giá đấu giá nhưng cũng không kịp trả giá lần nào, trong lúc có Công ty trúng đấu giá chỉ là doanh nghiệp tầm trung hoặc mới thành lập được một vài năm, thậm chí vừa mới thành lập", vị này cho biết.


Trong đó, Lô 3.12 có diện tích 10.060 m2, giá khởi điểm 2.942 tỷ đồng. Đây là lô có diện tích lớn nhất, hệ số sử dụng đất cao nhất cao nhất lên đến 8.95, cao tầng nhất (29 tầng); nhiều căn hộ nhất (570 căn); có giá khởi điểm cao nhất; bước giá 30 - 50 tỷ đồng và là bước giá lớn nhất trong 4 lô đấu giá.

Đây cũng chính là lô có giá trúng đấu giá cao nhất lên đến 24.500 tỷ đồng gấp 8,3 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Trong giai đoạn đầu của phiên đấu giá đã có 8 nhà đầu tư tham gia trả giá với giá đầu tiên là 3.000 tỷ đồng. Tại lần trả giá thứ 5 với mức giá 8.800 tỷ đồng thì đã có 4 nhà đầu tư dừng lại, còn lại 4 nhà đầu tư. Tiếp theo, ở lần trả giá thứ 30 với mức giá 13.200 tỷ đồng thì nhà đầu tư số 11 dừng trả giá, chỉ còn lại 3 nhà đầu tư.

Đến lần trả giá thứ 49 với mức giá 18.050 tỷ đồng thì nhà đầu tư số 4 dừng trả giá và chỉ còn lại hai nhà đầu tư. Hai nhà đầu tư này tiếp tục trả giá thêm 21 lần nữa thì mới “chốt giá” và xác định nhà đầu tư trúng đấu giá. Như vậy, lô đất này đã trải qua 70 lần trả giá thì mới xác định được nhà đầu tư. Giá trúng đấu giá là 24.500 tỷ đồng, tính ra đơn giá 2,43 tỷ đồng/m2 đất ở

M&A bất động sản ngày càng nhiều giao dịch trên 100 triệu USD, sẽ tiếp tục sôi động trong 2022

 Có nhiều lý do để Tổng giám đốc Colliers Việt Nam tin tưởng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục sôi động với nhiều thương vụ M&A trong năm 2022 tới đây.


Năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch, bất động sản vẫn là một trong các lĩnh vực có tổng giá trị giao dịch M&A cao nhất, cùng với ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và tài chính. Thêm vào đó, các giao dịch có giá trị trên 100 triệu USD ngày càng nhiều hơn và doanh nghiệp trong nước cũng đóng vai trò chủ đạo.

Theo phòng Kiểm soát Tập trung kinh tế, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA), trong năm 2021, thị trường mua bán sáp nhập bất động sản vẫn sôi nổi với loạt thương vụ lớn khi các doanh nghiệp địa ốc liên tục mở rộng quỹ đất và thực hiện chuyển nhượng dự án.

Trong năm nay, VCCA đã tiếp nhận và xử lý khoảng 14 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế trong lĩnh vực bất động sản (gồm bất động sản để ở và không để ở) của các doanh nghiệp như CTCP Vinhomes, CTCP đầu tư Nam Long, CTCP phát triển bất động sản Phát Đạt, CTCP BCI...

Dự báo về tình hình M&A bất động sản năm tới, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, nhiều khả năng thị trường này sẽ tiếp tục sôi động với nhiều thương vụ. 

'Sự hà khắc' của Trung Quốc gây họa cho ngành logistics?

  Một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh tắc nghẽn của ngành logistics năm 2021 chính là chiến lược Zero COVID của Bắc Kinh. Là đại công xưởng của thế giới và nắm trong tay hàng chục cảng trọng yếu đối với dòng chảy thương mại toàn cầu, Trung Quốc vẫn quyết tâm không sống chung với dịch bệnh.

Hầu hết quốc gia trên thế giới đều đã tiến tới sống chung với virus SARS-CoV-2, đến những nước từng miệt mài truy vết F0 như Việt Nam cũng đang dần chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Trái ngược với bức tranh chung, Trung Quốc lại trở nên nổi bật khi chính phủ vẫn kiên trì với chiến lược "Zero COVID". Thay vì tìm cách hạn chế lây nhiễm ở mức có thể kiểm soát được, Bắc Kinh vẫn tiếp tục truy vết bệnh nhân, phong tỏa diện rộng và xét nghiệm hàng triệu dân ngay cả khi chỉ phát hiện một trường hợp nhiễm COVID-19.

Đến nay, các quan chức chính phủ vẫn nhất quyết bảo vệ chiến lược trên. Xinhua dẫn lời ông Ma Xiaowai, Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khẳng định Zero COVID sẽ tiếp tục là trọng tâm chống dịch của Trung Quốc.

Dường như chính sách trên có mang lại hiệu quả. Thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy, toàn thế giới ghi nhận hơn 283 triệu ca nhiễm COVID-19 nhưng Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) chỉ báo cáo khoảng 113.000 ca.

'Sự kiên trì' của Trung Quốc gây họa cho ngành logistics - Ảnh 1.

Trung Quốc sẵn sàng xét nghiệm hàng triệu dân hoặc phong tỏa một cảng biển lớn để chặn đường đi của COVID-19. (Ảnh minh họa: Nikkei/Reuters).

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới sắp sửa bước vào năm COVID thứ ba, người dân tại đất nước tỷ dân đang ngày càng thất vọng với chính sách không khoan nhượng với dịch bệnh của Bắc Kinh, tờ Nikkei Asia cho hay.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/su-ha-khac-cua-trung-quoc-gay-hoa-cho-nganh-logistics-2021123016093246.htm

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

T&T đề xuất đầu tư Tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf 615 ha tại Cam Lộ, Quảng Trị

 Tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ với quy mô dự kiến 615 ha, trong đó có sân golf 36 lỗ với diện tích trên 145 ha.


Mới đây, CTCP Tập đoàn T&T đã có buổi làm việc với UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị về việc báo cáo thực hiện Dự án khu Tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf tại địa phương này.

T&T đề xuất đầu tư Tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf 615 ha tại Cam Lộ, Quảng Trị - Ảnh 1.

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: camlo.quangtri.gov)

Theo đó, T&T đã trình phương án lập quy hoạch dự án khu Tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ với quy mô 615 ha. Trong đó sân golf 36 lỗ với diện tích trên 145 ha và diện tích biệt thự sân golf hơn 19 ha.

UBND huyện Cam Lộ đề nghị doanh nghiệp và đơn vị tư vấn làm rõ một số vấn đề về ý tưởng đưa ra như diện tích, mặt bằng dự kiến đầu tư; việc quy hoạch liên quan đến khu dân cư, nghĩa trang nhân dân, đất quốc phòng; nghiên cứu vấn đề kết nối với các tuyến giao thông; thoát nước vào mùa mưa lũ…

Thông tin triển vọng bất động sản năm 2022

 Các chuyên gia đều đánh giá cao tiềm năng, cơ hội phát triển của bất động sản công nghiệp Việt Nam 2022. Tuy nhiên đi kèm cơ hội cũng đang có những tồn tại, thách thức cần được quan tâm khắc phục.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/trien-vong-bds-nam-2022-1297.htm

Năm 2021, thị trường bất động sản phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận những tín hiệu khả quan.

Theo báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam, thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc trong quý III vẫn đón nhận những thông tin tích cực, đặc biệt là tại Hải Phòng. Một dự án của LG tăng vốn thêm 1,4 tỷ USD để mở rộng sản xuất tại khu công nghiệp Tràng Duệ.

Thị trường ở các tỉnh lân cận Hà Nội như Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng sôi động với nhiều dự án lớn. Thị trường nhà xưởng sản xuất hoạt động ổn định, với tỷ lệ lấp đầy đạt 89%.

Tại miền Nam, mặc dù phải hứng chịu những tác động to lớn do đại dịch gây ra, giá đất vẫn tiếp tục tăng và đạt mức giá cho thuê là 114 USD/m2, tăng 0,75% so với quý trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

BĐS công nghiệp 2022 cần có quy hoạch đồng bộ, nâng tiêu chuẩn hạ tầng để thu hút đầu tư - Ảnh 1.

Tình hình bất động sản công nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm. (Nguồn: Savills).

Nhận định về thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2022 tại hội nghị Bất động sản Việt Nam VRES 2021, các chuyên gia đều đánh giá cao về tiềm năng, cơ hội phát triển của phân khúc này, tuy nhiên đi kèm cơ hội cũng đang có những tồn tại, thách thức cần quan tâm. 

Chi tiết tại: https://vietnammoi.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-van-la-loai-hinh-cuc-ky-phat-trien-tu-2022-2021122915254307.htm


Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Chi 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm, Chủ tịch Tân Hoàng Minh khẳng định dễ dàng giải bài toán kinh doanh với lô đất này

Theo Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, ông biết có nhiều ý kiến cho rằng việc bỏ giá cao ngất ngưởng để trúng lô đất ở Thủ Thiêm đi ngược lại với nhãn quan kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, ông có thể dễ dàng giải bài toán kinh doanh này và đã có kế hoạch riêng để đồng tiền bỏ ra đầu tư phải mang lại hiệu quả.

'Tân Hoàng Minh không bao giờ mua danh ba vạn, bán danh ba đồng một cách thô thiển'

Mới đây, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đã có những chia sẻ với báo chí liên quan đến việc doanh nghiệp trúng đấu giá lô đất ở Thủ Thiêm với giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 vừa qua.

Theo ông Dũng, những ý kiến hoài nghi như: Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá không tưởng để làm thương hiệu, đẩy giá chứng khoán; Tân Hoàng Minh đã thâu tóm nhiều đất xung quanh và giờ tạo ra một mặt bằng giá mới để thổi giá những lô đất khác; Tân Hoàng Minh sẽ ôm đất rồi sau vài năm bán lại kiếm lời; Tân Hoàng Minh đưa ra mức giá cao để đánh bại các đối thủ rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc;... không phải không có lý nếu như đó là những người không có đủ thông tin hoặc chỉ quen với tư duy kinh doanh nhỏ lẻ.





Tại Thủ Thiêm, Tân Hoàng Minh chưa có bất kỳ lô đất nào trước đó và Tân Hoàng Minh cũng chưa có mặt trên thị trường chứng khoán.

Thực tế trong quá khứ, Tân Hoàng Minh bị mang tiếng khi mua một số lô đất kim cương ở trung tâm Hà Nội hay TP HCM rồi chuyển nhượng. Ông Dũng cho biết, đó không phải là việc mua đi bán lại để kiếm lời mà nhượng lại cho hai người bạn với một cái giá không hề có lợi nhuận.

Đối với việc bỏ cọc, Chủ tịch Tân Hoàng Minh khẳng định "không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình. Hơn nữa, quy định của luật pháp về đấu giá rất rõ ràng, không phải muốn bỏ cọc là bỏ. Tân Hoàng Minh không bao giờ mua danh ba vạn, bán danh ba đồng một cách thô thiển như vậy".

Hải Dương hạn chế phát triển nhà cao tầng, xây mới 29,5 ha nhà ở cho người có thu nhập thấp

  Đến năm 2030, Hải Dương dự kiến xây mới 335.118 m2 sàn nhà ở tái định cư; 1,06 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; 295.163 m2 sàn nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị TP Hải Dương và TP Chí Linh; 766.143 m2 sàn nhà ở cho công nhân.

Trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hải Dương giai đoạn năm 2022 - 2030, định hướng đến năm 2045, khu vực đô thị sẽ cải tạo chỉnh trang nhà ở tại phố cũ để tạo sự đồng nhất về kiến trúc công trình. 

Khu vực này kết hợp giữa xây mới và cải tạo nhà ở tại khu chung cư, tập thể cũ, góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng nhà ở; cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hiện có. 

Đồng thời, ở đô thị sẽ hạn chế phát triển nhà cao tầng và tập trung dân cư trong khu phố cũ làm phá vỡ không gian cảnh quan chung, gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Tại các khu dân cư mới sẽ phát triển các khu đô thị mới, xây dựng mới các khu nhà ở cao tầng kết hợp với các khu nhà ở thấp tầng hiện đại. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống ngầm dưới đất; cần tính toán định hướng phát triển lâu dài, như tạo không gian mở và khoảng lùi phù hợp.

Đối với khu vực nông thôn sẽ quy hoạch phát triển nhà ở gắn với làng nghề truyền thống theo hướng giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống kết hợp phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch. 

28 dự án nhà ở được đầu tư trong quý I/2022

Theo chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hải Dương năm 2021 và Kế hoạch phát triển nhà ở (đợt 1) năm 2021, hạn mức đất ở tối đa được phép phát triển là 516,23 ha và diện tích đất ở được phê duyệt là 257,86 ha với 150 dự án. 

Các dự án trong Kế hoạch phát triển nhà ở (đợt 1) năm 2021 được UBND cấp huyện thực hiện việc rà soát phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, nguồn gốc đất...; đề xuất hình thức lựa chọn chủ đầu tư dự án bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách nhà nước. 

Đối với các dự án đủ điều kiện triển khai, trong đó có 28 dự án đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, kế hoạch sử dụng đất sẽ được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trong tháng 12 làm cơ sở thực hiện thủ tục lựa chọn chủ đầu tư trong quý I/2022.

Hải Dương hạn chế phát triển nhà cao tầng, xây mới 29,5 ha nhà ở cho người có thu nhập thấp - Ảnh 1.

TP Chí Linh. (Ảnh: Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hải Dương).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/hai-duong-han-che-phat-trien-nha-cao-tang-xay-moi-295-ha-nha-o-cho-nguoi-co-thu-nhap-thap-20211228144244239.htm

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Thành lập Khu công nghiệp Yên Phong II-A 1.830 tỷ đồng do Western Pacific đầu tư

 Khu công nghiệp Yên Phong II - A quy mô 151,27 ha. Tuyến đường trục chính khu công nghiệp có mặt cắt ngang 87,5 m kết nối với ĐT.285B qua cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.


UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định về việc thành lập Khu công nghiệp Yên Phong II - A. Dự án có diện tích 151,27 ha; tại xã Tam Giang và xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong.

Phía bắc giáp đê sông Cà Lồ; phía đông giáp ruộng canh tác và QL3; phía tây giáp đê sông Cà Lồ; phía nam giáp ruộng canh tác thôn Yên Vĩ và QL18.

Chủ đầu tư KCN là CTCP hạ tầng Western Pacific, với tổng vốn đầu tư 1.830,2 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động của dự án trong 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư.

Trước đó, hồi tháng 11, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Yên Phong II-A; với quy hoạch có tính chất là khu công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường; ưu tiên các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, chế tạo thiết bị,...

Các khu chức năng chính của dự án gồm: Khu đất xây dựng nhà máy – kho tàng; khu đất xây dựng nhà điều hành, dịch vụ; khu cây xanh tập trung, cây xanh cách ly; đường giao thông, bãi đỗ xe và các công trình HTKT đầu mối.

Tuyến đường trục chính khu công nghiệp có mặt cắt ngang 87,5 m kết nối với đường ĐT.285B qua cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (QL3); vượt qua QL3 sang khu công nghiệp Yên Phong II-B (Vsip Bắc Ninh II).

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Sắp đánh thuế nhà ở để hạn chế đầu cơ?

 Bộ Tài chính được giao nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở, nhằm ổn định thị trường và hạn chế đầu cơ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 2161 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển thị trường bất động sản nhà ở theo hướng bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/sap-danh-thue-nha-o-de-han-che-dau-co-2021122707323275.htm


Sắp đánh thuế nhà ở để hạn chế đầu cơ? - Ảnh 1.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số loại thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. (Ảnh minh họa: Ngọc Anh).

Tại Chiến lược, Bộ Tài chính được giao chủ trì nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển đa dạng nguồn vốn dài hạn dành cho phát triển nhà ở như quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và các công cụ tài chính dài hạn khác.

Đáng chú ý, Bộ này cũng được yêu cầu nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường bất động sản như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ, khai thác có hiệu quả bất động sản nhà ở và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.

Đồng thời hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, chế độ miễn tiền sử dụng đất, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các thuế khác liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở xã hội.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện xây dựng chương trình phát triển nhà ở của các địa phương.

Tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Chiến lược để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược theo định kỳ; đề xuất sửa đổi, bổ sung Chiến lược cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng chủ trì đề xuất, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xây dựng, phát triển đô thị, pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nhà ở và tình hình thực tế; nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến phát triển nhà ở; xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà ở cho từng nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở,...

Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai.

Cam Lâm, Khánh Hòa hướng tới mục tiêu quy hoạch thành 'đô thị sân bay'

 Huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa sẽ có các phương án quy hoạch hiệu quả diện tích đất ở, đất đô thị, đất dịch vụ, thương mại… để cân đối với tính chất, quy mô của một "đô thị sân bay".

Huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang tiến hành xây dựng Đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021. 

Theo dự thảo quy hoạch, đơn vị tư vấn đề xuất chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Cam Lâm như sau: Đất nông nghiệp gần 43.128 ha (giảm gần 3.711 ha so với năm 2020); đất phi nông nghiệp hơn 10.919 ha (tăng gần 4.665 héc ta); gần 953 héc ta đất chưa sử dụng (giảm gần 953 héc ta).

Cam Lâm, Khánh Hòa xây dựng quy hoạch hướng tới mục tiêu thành 'đô thị sân bay' - Ảnh 1.

Một góc huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. (Ảnh: nhadautu.khanhhoa.gov.vn).

Tại cuộc họp chiều ngày 23/12 với các thành viên hội đồng thẩm định đồ án, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch sử dụng đất huyện Cam Lâm đến năm 2030 đảm bảo phục vụ cho mục tiêu phát triển địa phương theo mô hình "đô thị sân bay". Trong đó, có phương án, định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phù hợp, nhất là quy hoạch hiệu quả diện tích đất ở, đất đô thị, đất dịch vụ, thương mại… để cân đối với tính chất, quy mô của "đô thị sân bay"…

Còn tiếp....

Nguồn: https://vietnammoi.vn/cam-lam-khanh-hoa-huong-toi-muc-tieu-quy-hoach-thanh-do-thi-san-bay-20211227115253352.htm

Đề nghị chưa xem xét Sacom Tuyền Lâm lập quy hoạch khu đất 1.430 ha tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng

 Sacom Tuyền Lâm đăng ký đầu tư và tài trợ lập quy hoạch hai khu đất rộng hơn 3.500 ha tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất UBND tỉnh chưa xem xét đề xuất đối với khu vực 1.430 ha tại TP Bảo Lộc do chồng lấn với đơn vị khác tài trợ kinh phí lập quy hoạch.

Hồi tháng 11, CTCP Sacom Tuyền Lâm (thành viên thuộc SAM Holdings) đã có công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị được tài trợ khảo sát, lập quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án trên khu đất khoảng 1.430 ha tại xã Lộc Phát, Lộc Thắng (TP Bảo Lộc) và khu đất khoảng 2.115 ha tại xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm).

Sacom Tuyền Lâm muốn lập quy hoạch hai khu vực hơn 3.500 ha, Sở Xây dựng Lâm Đồng nói gì? - Ảnh 1.
Sacom Tuyền Lâm muốn lập quy hoạch hai khu vực hơn 3.500 ha, Sở Xây dựng Lâm Đồng nói gì? - Ảnh 2.

Vị trí hai khu đất CTCP Sacom Tuyền Lâm muốn tài trợ lập quy hoạch, đầu tư. (Nguồn: Sacom Tuyền Lâm).

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng có báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết đề nghị trên.

Theo Sở này, đối với khu đất với diện tích khoảng 2.115 ha ở huyện Bảo Lâm, qua kiểm tra, rà soát khu đất trên thuộc phạm vi của thị trấn Lộc Thắng (chiếm khoảng 2/3 diện tích đề xuất) và một phần thuộc xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

An Quý Hưng muốn sở hữu gián tiếp Vinaconex qua công ty con 7.100 tỷ vừa thành lập

 An Quý Hưng, công ty mẹ của Vinaconex vừa đăng ký chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Vinaconex. Bên dự kiến nhận số cổ phần này là Pacific Holdings, một thành viên của An Quý Hưng mới một tháng tuổi nhưng có số vốn điều lệ 7.100 tỷ đồng.


Công ty TNHH An Quý Hưng, công ty mẹ của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG), mới đây đã thông báo chuyển nhượng toàn bộ gần 278 triệu cổ phiếu VCG, tương đương 62,9% vốn điều lệ.

Nếu giao dịch thành công, An Quý Hưng sẽ không còn sở hữu cổ phiếu nào tại Vinaconex, tương đương tỷ lệ nắm giữ 0%. Theo công ty, mục đích của giao dịch này là để chuyển quyền sở hữu chứng khoán do góp vốn bằng cổ phần vào doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mới 'đầy tháng' sắp trở thành công ty mẹ của Vinaconex - Ảnh 1.

Dự án Chung cư AQH Riverside do An Quý Hưng là chủ đầu tư. (Ảnh: aqhriverside.vn).

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22/12/2021 đến ngày 20/1/2022, thông qua hình thức giao dịch ngoài hệ thống.

Cùng khoản thời gian này, một doanh nghiệp là CTCP Đầu tư Pacific Holdings đã thông báo nhận chuyển nhượng gần 278 triệu cổ phiếu VCG, đúng bằng số lượng mà An Quý Hưng đăng ký chuyển nhượng.

Bắc Giang duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao 873 ha của FLC

  Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao Khuôn Thần tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn có diện tích lập quy hoạch khoảng 873 ha, tổng dân số dự kiến khoảng 12.812 người, khách lưu trú 2.388 khách.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao Khuôn Thần tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Đây là dự án được CTCP Tập đoàn FLC đầu tư.

Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Kiên Lao, nằm phía tây bắc của huyện Lục Ngạn; cách trung tâm huyện lỵ 9,5 km về phía tây bắc. 

Phía bắc giáp đất rừng phòng hộ; phía nam giáp đất rừng sản xuất và khu dân cư xã Kiên Lao; phía tây giáp đất rừng phòng hộ; phía đông giáp đất rừng sản xuất.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 873 ha. Tổng dân số dự kiến khoảng 12.812 người, khách lưu trú 2.388 khách.

Bắc Giang duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao 873 ha của FLC - Ảnh 1.

Hồ Khuôn Thần, Bắc Giang. (Ảnh: Du lịch Khuôn Thần).

Theo quyết định, khu đô thị, du lịch sinh thái thể thao Khuôn Thần là khu đô thị đồng bộ, hiện đại với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đồng thời đây là khu vực phát triển mô hình du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái thể thao, vui chơi giải trí kết hợp thương mại dịch vụ; là khu vực bảo vệ cảnh quan sinh thái hồ Khuôn Thần.

Còn tiếp...

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Khi cơn sốt đất điên cuồng có dấu hiệu quay trở lại

 Cơn sốt đất gây hoang mang dư luận hồi đầu năm đang có dấu hiệu lặp lại. Nhận thấy điều này, chính quyền một số địa phương đã ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền trái phép,...


Sau một thời gian "im hơi lặng tiếng" do phải đương đầu với đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhất từ trước đến nay, các nhà đầu tư đang nhộn nhịp quay lại thị trường khiến đất nền nhiều khu vực lên cơn sốt. Cùng với đó là các phiên đấu giá đất diễn ra với mật độ khá dày, kết quả trúng thường cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Trước tình trạng này, loạt địa phương đã vào cuộc chấn chỉnh.

Đơn cử, UBND huyện Cam Lâm vừa có văn bản gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Cam Lâm, UBND các xã và thị trấn Cam Đức về việc tạm dừng việc tiếp nhận giải quyết đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ ngày ban hành văn bản cho đến khi có thông báo mới.

Thời gian vừa qua, Cam Lâm là khu vực có giá đất tăng đột biến xuất phát từ các chiêu trò thổi giá của một số đối tượng liên quan đến thông tin tập đoàn lớn đầu tư dự án nghìn ha, tập đoàn tổ chức cắm cọc dự án,…

UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) mới đây cũng thông báo tạm dừng việc tiếp nhận giải quyết đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ ngày 10/12/2021 cho đến khi Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thị xã Ninh Hòa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sóng tăng giá 'ảo' sau phiên đấu giá kỷ lục tại Thủ Thiêm đã lan tới vùng ven

 Không chỉ tại các khu vực lân cận Thủ Thiêm, làn sóng tăng giá bất động sản hậu phiên đấu giá kỷ lục đã lan tới vùng ven. Chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư vào thị trường giai đoạn này cần hết sức cẩn thận.


Bà Đào Nguyễn, cố vấn đầu tư bất động sản cao cấp tại CTCP Bất động sản ERA Việt Nam cho biết, sau thông tin đấu giá đất cao kỷ lục tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, các nhà đầu tư bắt đầu “hét giá” bất động sản. Làn sóng tăng giá đang lan từ Thủ Thiêm ra tới cả khu đông, rồi toàn bộ thị trường TP HCM và các tỉnh vùng ven.

Tại khu vực Thủ Thiêm, quận 2, các dự án đã đồng loạt đẩy giá bán căn hộ. Khách hàng đã mua căn hộ tại chung cư Empire City, Metropole Thủ Thiêm đã chào bán lại với mức tăng khoảng 1 - 2 tỷ đồng/căn so với trước.

Các nền tại khu đô thị Sala cũng đều tăng 40 - 50 tỷ đồng, thậm chí tăng 100% sau vụ đấu giá kỷ lục của nhóm nhà đầu tư.Với các lô đất nhỏ, chủ đất đều đòi tăng lên 8 -10 triệu đồng/m2, giá đã chào tăng từ 1 - 2 tỷ đồng/nền.

Khu vực các quận/huyện ngoại thành cũng không tránh khỏi làn sóng. Bất động sản quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh... tất cả đều đua nhau lên giá, tuy nhiên mức độ tăng sẽ tùy thuộc vào từng vị trí. 

Bà Đào Nguyễn còn nhận định, làn sóng tăng giá bất động sản cũng đã lan tới các tỉnh vùng ven: "Từ đầu năm đến nay, các khu vực này đã tăng từ 50 - 80%, sau đấu giá là tăng mạnh nhất. Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk... nơi nào cũng tăng mạnh. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, năm ngoái khách mua 1,2 - 1,8 tỷ đồng/ha, giờ lên giá 12 tỷ đồng. Giá ảo, nhà đầu tư vào đợt này dễ gặp rủi ro".

Sóng tăng giá 'ảo' sau phiên đấu giá kỷ lục tại Thủ Thiêm đã lan tới vùng ven - Ảnh 1.

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những "điểm nóng" của bất động sản vùng ven thời gian qua. (Ảnh minh họa: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).

Akari City có thể mang về hơn 2.800 tỷ doanh thu cho Nam Long trong quý cuối năm

  Trong quý IV, doanh thu của Nam Long dự kiến đến từ việc bàn giao hai dự án là Akari City và Southgate, theo VDSC.

Akari City có thể mang về hơn 2.800 tỷ doanh thu cho Nam Long trong quý cuối năm - Ảnh 1.

Các căn hộ Akari City đã bắt đầu được Nam Long bàn giao từ tháng 11. (Ảnh: Hoàng Huy).

Liên quan đến hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, Nam Long đã bắt đầu bàn giao các căn hộ tại Akari City từ tháng 11 vừa qua.

Theo VDSC, việc bàn giao gần 1.200 căn hộ Akari sẽ mang lại 2.824 tỷ đồng doanh thu cho Nam Long trong quý cuối năm. Ngoài ra, việc bàn giao gần 260 căn hộ Southgate cũng sẽ bổ sung vào doanh thu cho Nam Long từ quý IV/2021 sau khi được hợp nhất trong quý III/2021.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/akari-city-co-the-mang-ve-hon-2800-ty-doanh-thu-cho-nam-long-trong-quy-cuoi-nam-20211222114816677.htm

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

8 dự án giao thông tổng vốn gần 25.000 tỷ đồng sắp thi công vào cuối tháng 12

 Trong số 8 dự án giao thông quan trọng sẽ được Bộ Giao thông vận tải triển khai thi công trong thời gian cuối này, có 6 dự án đường bộ và hai dự án đường thủy, hàng hải.


Bộ Giao thông vận tải vừa công bố triển khai thi công 8 dự án giao thông trọng điểm trong thời gian cuối tháng 12/2021, đầu tháng 1/2022.

Đầu tiên là dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, đi qua địa phận TP Cần Thơ và tỉnh An Giang, chiều dài 15,3 km. Tổng mức đầu tư 2.106 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.

8 dự án giao thông tổng vốn gần 25.000 tỷ đồng sắp triển khai thi công cuối tháng 12 - Ảnh 1.

Bản đồ dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên (An Giang). (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải).

Việc đầu tư dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên có quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, khi hoàn thiện sẽ giảm ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, từng bước hoàn chỉnh kết nối mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc có tổng chiều dài 147 km, xây dựng hệ thống giao thông kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, quy mô đầu tư đường cấp III miền núi và 53 km đường cấp IV miền núi.

Hà Nội giao lập nhiệm vụ và hồ sơ chỉ giới đường đỏ Vành đai 4 từ QL32 đến hết cầu Hồng Hà

  UBND TP Hà Nội có quyết định về việc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện lập Nhiệm vụ và hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 đoạn từ quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500.

Hà Nội giao lập nhiệm vụ và hồ sơ chỉ giới đường đỏ Vành đai 4 từ QL32 đến hết cầu Hồng Hà - Ảnh 1.

Vành đai 4 đoạn qua QL32 theo quy hoạch. (Ảnh: Hạ Vũ).

Ngày 13/12, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện lập Nhiệm vụ và hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4 đoạn từ quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500 thuộc địa phận các huyện Hoài Đức, Đan Phượng và Mê Linh.

Cụ thể, TP giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức thực hiện lập Nhiệm vụ và hồ sơ chỉ giới đường đỏ đoạn tuyến Vành đai 4 nêu trên.

Giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định để trình UBND Thành phố xem xét quyết định phê duyệt.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp xem xét việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/ha-noi-giao-lap-nhiem-vu-va-ho-so-chi-gioi-duong-do-vanh-dai-4-tu-ql32-den-het-cau-hong-ha-20211221053406731.htm

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Cơ ngơi nhóm ông chủ người Hoa sẵn sàng chi cả tỷ USD cạnh tranh Tân Hoàng Minh sở hữu đất vàng Thủ Thiêm

 Trước khi nhóm Tân Hoàng Minh ngã giá 24.500 tỷ đồng cho lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm thì Capital One Financial, một doanh nghiệp của những ông chủ người Hoa cũng sẵn sàng bỏ ra hơn 1 tỷ USD để sở hữu khu đất 10.060 m2.

Hơn 1 tuần trôi qua kể từ thương vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đình đám ngày 10/12, giới đầu tư đã bàn luận rất nhiều về năng lực của nhóm Tân Hoàng Minh; về kỷ lục 2,43 tỷ đồng/m2 đắt nhất thế giới; đặt ra giả thiết về một nhóm các "ông lớn" hậu thuẫn phía sau hay kịch bản thổi giá đất của doanh nghiệp…

Song bên cạnh nhóm Tân Hoàng Minh, có một doanh nghiệp khác cũng gây chú ý khi sẵn sàng chi ra hơn 1 tỷ USD để sở hữu khu đất 3-12 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo Zingnews, trong buổi đấu giá đất ngày hôm đó, Capital One Financial đã liên tục "so kè" với Ngôi Sao Việt (thành viên Tân Hoàng Minh) trả giá khu đất 3-12. Đơn vị này thậm chí đã đưa ra con số lên đến 23.800 tỷ đồng và chỉ "chào thua" khi Chủ tịch Đỗ Anh Dũng ngã giá 24.500 tỷ đồng.



Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Quảng Nam thu hồi loạt dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng

 Nhiều dự án ở lĩnh vực nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng có quy mô hàng trăm ha ở vùng Đông Quảng Nam bị chấm dứt hoạt động, thu hồi quyết định chủ trương đầu tư.

UBND tỉnh Quảng Nam thời gian qua ban hành loạt quyết định hủy bỏ quy hoạch, thu hồi các dự án. 

Cụ thể, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân ký quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định số 1582 ngày 5/5/2017 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương của CTCP Đạt Phương (nay là CTCP Tập đoàn Đạt Phương, mã: DPG).

Lý do là Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quyết định về việc chấm dứt hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc thu hồi quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Về Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương, tổng diện tích dự án gần 184 ha tại xã Bình Dương, huyện Thăng Bình.

Ngoài dự án bị thu hồi, hiện nay tại Quảng Nam, Đạt Phương đang làm chủ đầu tư ba dự án quy mô khoảng 52 ha. Cụ thể, khu đô thị dịch vụ Đồng Nà có quy mô 6,4 ha; khu đô thị Võng Nhi quy mô 15,6 ha và khu đô thị Cồn Tiến có diện tích 30 ha.

Quảng Nam thu hồi loạt khu đô thị, nghỉ dưỡng  - Ảnh 1.

Khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh – PPC của CTCP Quốc tế Nam Hội An. (Ảnh: Chu Lai).

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ nâng tầm kết nối Hải Phòng

  Từ đầu năm nay, dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP Hải Phòng vẫn nổi lên như một điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế. Thành phố đang đẩy mạnh quy hoạch, chuẩn bị đưa vào triển khai hàng loạt công trình hạ tầng mới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Hải Phòng đ­ược xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc cùng với Hà Nội và Quảng Ninh; là trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ nâng tầm kết nối Hải Phòng - Ảnh 1.

Nút giao nam cầu Bính được kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông tại khu vực có giao cắt đường bộ và đường sắt này. (Ảnh: Zing).

Tại buổi làm việc vào tháng 10 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng Hải Phòng đang có nền tảng, đà phát triển rất tốt khi 5 năm qua, tăng trưởng liên tục hơn 15%.

Riêng 9 tháng đầu năm 2021, dù Việt Nam trải qua làn sóng dịch thứ 4 tồi tệ nhất, Hải Phòng vẫn là cái tên nổi bật khi tăng trưởng đạt 12,28%, cao gấp 8,65 lần cả nước cùng giai đoạn (1,42%). Với mức tăng này, Hải Phòng dẫn đầu cả nước về tăng trư

Còn tiếp...

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Lâm Đồng đề nghị Tân Hoàng Minh hoàn thành phương án quy hoạch xã Xuân Thọ 4.320 ha trước tháng 5/2022

 Sở Xây dựng cũng cho rằng đề xuất nghiên cứu, khảo sát đầu tư Khu đô thị - du lịch - phim trường tại xã Xuân Thọ của Tân Hoàng Minh là chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản liên quan việc tài trợ lập quy hoạch tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Trước đó, ngày 28/8, doanh nghiệp đã có công văn gửi UBND tỉnh đề xuất nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án Khu đô thị - du lịch - phim trường quy mô khoảng 2.000 ha tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.

Đến ngày 26/11, Tân Hoàng Minh tiếp tục có công văn đề xuất ranh giới, phạm vi nghiên cứu tài trợ quy hoạch tại xã Xuân Thọ với diện tích nghiên cứu tăng lên khoảng 4.319,5 ha.

Về vị trí quy hoạch, phía bắc giáp xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương), phía nam giáp xã Xuân Trường, phía đông giáp xã D'Ran (huyện Đơn Dương) và phía tây giáp phường 12, đường QL21.

Lâm Đồng đề nghị Tân Hoàng Minh hoàn thành phương án quy hoạch xã Xuân Thọ 4.320 ha trước tháng 5/2022 - Ảnh 1.

Một góc TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: lamdonggov).

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Loạt ông lớn địa ốc có phần tại 'miếng bánh ngọt' Thủ Thiêm trước Tân Hoàng Minh

  Vụ đấu giá đất kỷ lục của Tân Hoàng Minh tại Thủ Thiêm đã kéo sự chú ý của giới BĐS sang những chủ đầu tư khác cũng đang ôm dự án tại khu vực này. Nhiều dự đoán cho rằng, rất có thể mặt bằng bất động sản tại khu vực này sẽ được đẩy lên một tầm giá mới, tác động trực tiếp lên các chủ đầu tư tại đây.

Sự kiện đấu giá đất Thủ Thiêm đã gây xôn xao dư luận thời gian qua với giá chốt ở mức cao kỷ lục. Đỉnh điểm là Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt - thành viên của Tân Hoàng Minh đã trúng đấu giá lô đất ký hiệu 3 -12 với giá 24.500 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,43 tỷ đồng/m2.

Vụ đấu giá đất trên đã kéo sự chú ý của giới bất động sản sang những chủ đầu tư khác cũng đang ôm dự án tại khu vực đất vàng Thủ Thiêm. Nhiều dự đoán cho rằng, rất có thể mặt bằng bất động sản tại khu vực này sẽ được đẩy lên một tầm giá mới, tác động trực tiếp lên các chủ đầu tư xung quanh khu vực này.

Cách đây vài năm, TP HCM từng đau đầu tìm hướng giải quyết cho bài toán nguồn vốn đầu tư vào khu vực này, trong tình trạng ngân sách hạn hẹp do phải chi lượng tiền khổng lồ để giải phóng mặt bằng. Theo đó để xoay vốn đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin phép được lựa chọn nhà đầu tư thay cho việc đấu thầu. 

Cho đến nay, các doanh nghiệp sở hữu đất ở khu vực này như Đại Quang Minh, Quốc Lộc Phát,...phần lớn đều thực hiện theo hình thức BT: đầu tư hạ tầng, đổi lại đất để làm dự án. Bên cạnh đó, ở khu vực này còn có sự xuất hiện của các nhà đầu tư Hàn Quốc như Tập đoàn Lotte, GS E&C.

Những doanh nghiệp đang ôm dự án ở khu vực Thủ Thiêm, TP HCM - Ảnh 1.

TTTM Socar Mall thuộc Khu đô thị Sala của Đại Quang Minh. (Ảnh: Hiền Minh).

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/loat-ong-lon-dia-oc-co-phan-tai-mieng-banh-ngot-thu-thiem-truoc-tan-hoang-minh-2021121316215935.htm

Quảng Ninh duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đô thị du lịch biển 2.450 ha

 Khu A6 - Khu đô thị du lịch biển, tại phường Trà Cổ - Bình Ngọc thuộc Khu kinh tế Cửa Khẩu Móng Cái có diện tích khoảng 2.450 ha, dân số đến năm 2040 khoảng 32.000 người.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu A6 - Khu đô thị du lịch biển, tại phường Trà Cổ - Bình Ngọc thuộc Khu kinh tế Cửa Khẩu Móng Cái.

Ranh giới phía bắc giáp phường Hải Hòa, TP Móng Cái và Trung Quốc; phía nam và phía đông giáp biển Đông; phía Tây giáp sông Ka Long, xã Vạn Ninh, xã Hải Xuân.

Quảng Ninh duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đô thị du lịch biển 2.450 ha - Ảnh 1.

TP Móng Cái. (Ảnh: VOV).

Diện tích lập quy hoạch khoảng 2.450 ha, trong đó phường Trà Cổ khoảng 1.317 ha, phường Bình Ngọc khoảng 1.099 ha, diện tích phần đất ngập nước và mặt nước khoảng 34 ha, dân số đến năm 2040 khoảng 32.000 người.

Dự kiến, đây sẽ là trung tâm tài chính của phường Trà Cổ và Bình Ngọc; là trung tâm dịch vụ, du lịch của khu Du lịch quốc gia Trà Cổ với đa dạng các loại hình du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch; là đô thị cải tạo, phát triển xen cấy theo mô hình sinh thái, hài hòa với cảnh quan tự nhiên; khu vực có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng - an ninh gắn với khu vực vành đai biên giới và cột mộc địa đầu Tổ quốc.