Theo ông Hiển, ở Việt Nam, nhà đầu tư khá tự tin bởi thị trường ít khi xảy ra bong bóng BĐS như các nước phát triển. Lý do bởi BĐS ở Việt Nam có tỷ lệ đòn bẩy vay 70 - 80% nhưng lại không có công cụ phái sinh trong đầu tư BĐS. Ngân hàng vẫn thận trọng trong việc xử lý nợ của người vay.
Hiện nay, có những doanh nghiệp vay thế chấp BĐS và sử dụng dòng vốn doanh nghiệp để trả nợ. Tuy nhiên, do nguồn thu đang bị tắc khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Tương tự, các nhà đầu tư cá nhân mua BĐS giá trị lớn như khách sạn, nhà phố, số tiền hàng tháng phải trả nợ ngân hàng bằng với thu nhập của mình hoặc bằng với tiền cho thuê BĐS, hiện cũng đối mặt với việc không thể trả nợ.
Ở Mỹ, chỉ cần 1 tháng không trả được nợ, BĐS sẽ bị đưa vào diện phát mãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam quy trình đó phải mất vài tháng, bởi nếu ngân hàng làm căng thì BĐS vừa khó bán lại vừa giảm giá.
Do đó, ngân hàng lựa chọn thỏa thuận với chủ sở hữu BĐS để tìm đối tác chuyển nhượng thay vì đấu giá hàng loạt như các nước phát triển.
(Ảnh minh họa: Hoàng Huy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét