Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đáng chú ý.
1. Khu đất từ QL32 đến trường Học viện Kỹ thuật quân sự
Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Trong đó, đáng chú ý có khu đất từ nút giao Văn Tiến Dũng - Cầu Diễn đến trường Học viện Kỹ thuật quân sự có diện tích khoảng 2,02 ha. Trên thực tế, đây là khu đất thu hồi mở đường từ trường THCS Nam Từ Liêm đi quốc lộ 32.
2. Khu đất nối đường CN1 (Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm) với đường 32
Khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Diễn đáng chú ý có khu đất nối đường CN1 (Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm) với đường 32 có diện tích khoảng 4.250 m2.
3. Khu đất từ ngõ 56 Phương Canh đến sát đường 32
Khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Diễn đáng chú ý có khu đất từ ngõ 56 Phương Canh đến sát đường 32 với diện tích khoảng 6,5 ha. Khu đất này kéo dài từ ngõ 56 đã nêu, dọc theo đường tàu và kết thúc ở đoạn sát với đường 32.
Thị trường bất động sản nóng sốt trong quý I năm nay đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp bán đất nền và môi giới nhà đất hưởng lợi. Nhiều doanh nghiệp BĐS đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I/2021 ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh.
Cập nhật đến hết ngày 23/4, có 15 doanh nghiệp bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản công bố báo cáo tài chính quý I/2021. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I tăng trưởng mạnh như Nam Long, Đất Xanh, CenLand, Becamex IJC, Hodeco…
Nguồn: Thu Thủy tổng hợp từ BCTC quý I/2021 của các doanh nghiệp BĐS.
DN địa ốc, môi giới hưởng lợi từ cơn sốt đất
Nổi bật nhất trong các doanh nghiệp bất động sản báo lãi quý I/2021 có CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG). Cụ thể, doanh thu thuần của Đất Xanh quý đầu năm đạt 2.954 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế (LNST) 712 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ.
Theo Đất Xanh, kết quả kinh doanh đột biến của doanh nghiệp chủ yếu đến từ dự án đã triển khai bán hàng thành công từ năm 2020 và tác động tốt của thị trường đến hoạt động môi giới, dịch vụ của công ty. Tính riêng hoạt động môi giới, doanh thu Đất Xanh đạt 733 tỷ đồng trong quý I.
Bên cạnh Đất Xanh, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, mã: CRE) hoạt động chính trong lĩnh vực môi giới bất động sản cũng tăng trưởng ấn tượng trong quý đầu năm với doanh thu thuần đạt hơn 2.040 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần cùng kỳ; LNST đạt hơn 122 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ.
Năm 2021, CenLand đặt mục tiêu doanh thu thuần 5.000 tỷ đồng và LNST 408 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, CenLand đã thực hiện được gần 40% kế hoạch doanh thu và 30% kế hoạch lợi nhuận.
Trở lại với Tập đoàn Đất Xanh, mặc dù hoạt động môi giới đi lên nhờ thị trường chung tích cực, song mảng chính mang lại doanh thu cho doanh nghiệp vẫn là bán căn hộ và đất nền (thu về 2.167 tỷ đồng, chiếm 73% tổng doanh thu quý I). Còn lại là doanh thu từ hợp đồng xây dựng và cho thuê bất động sản.
Các lô đất này có diện tích từ 84,22 m2 đến 174,61 m2. Giá khởi điểm từ 4,404 đến 6,596 triệu đồng/m2. Tổng giá khởi điểm mỗi lô từ 515,8 triệu đồng đến hơn 1,054 tỷ đồng/lô. Tiền đặt trước từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/hồ sơ tham gia đấu giá.
Bán và nhận hồ sơ đấu giá tại UBND phường Quảng Châu từ ngày 19/4 đến 29/4 và trụ sở Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa từ ngày 19/4 đến ngày 4/5.
Danh sách 27 lô đất sắp được đấu giá tại TP Sầm Sơn.
Đơn vị có tài sản đấu giá là UBND huyện Hoằng Hóa. Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá Hợp danh Lam Kinh, có địa chỉ tại lô 06 Bào Ngoại, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, điện thoại: 02373968688.
Các lô đất này có diện tích từ 168 m2 đến 327,16 m2. Giá khởi điểm từ 1,8 đến 2,7 triệu đồng/m2, tương đương 453,6 triệu đồng đến 817,9 triệu đồng/lô. Tiền đặt trước 70 triệu đồng/hồ sơ tham gia đấu giá. Tiền mua hồ sơ từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng/bộ.
Bán và nhận hồ sơ đấu giá tại UBND xã Hoằng Sơn từ ngày 22/4 đến 11/5.
Đấu giá theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng tại cuộc đấu giá theo phương thức trả giá lên.
Giai đoạn từ cuối năm 2020 đến nay, thị trường bất động sản Thanh Hóa sôi động với nhiều dự án của các ông lớn như Foxconn, AEON, Vingroup, FLC,...
Còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản
Sau Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa trở thành điểm đến của làn sóng đầu tư mới trên thị trường bất động sản. Cách đây chưa đến 10 năm, cơ sở hạ tầng TP Thanh Hóa còn hạn chế, du lịch vắng khách, phát triển theo mùa vụ,... thì nay diện mạo ấy đã thay đổi nhờ loạt công trình hạ tầng giao thông, khu đô thị và nhiều dự án lớn.
Đáng ghi nhận nhất là giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ phát triển khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nhanh. Các khu đô thị mới với hàng chục mặt bằng quy hoạch được xây dựng, đưa các khu dân cư lụp xụp với hạ tầng thấp, các vùng ven đô trở thành khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại.
Về giao thông, giai đoạn 2016 – 2020, thành phố đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp 154,4 km đường giao thông nội thị, 239 km cống, rãnh tiêu thoát nước, hạ ngầm 81 km đường điện chiếu sáng, 148 km cáp viễn thông; nâng cấp, lắp đặt 165 trạm biến áp và 119,5 km đường dây điện; cải tạo nâng cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống công viên, quảng trường, hồ nước, vườn hoa công cộng.
Riêng trong năm 2020, với việc liên tiếp hai dự án lớn được khởi công là: Dự án đường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 nối hai tỉnh Ninh Bình – Thanh Hóa và dự án đường từ trung tâm TP Thanh Hóa nối với đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa đã có bước khởi đầu đầy hứa hẹn để thực hiện thành công khâu đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông.
34.864 tỷ đồng là tổng mức đầu tư của 43 dự án giao thông dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Thanh Hóa. Các công trình giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại sẽ là "cú hích" cho địa phương này đến gần hơn với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển khu vực phía Bắc, bên cạnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Bên cạnh việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng tuyến đường Voi - Sầm Sơn, đại lộ Nam Sông Mã, nhiều tuyến giao thông quan trọng khác trên địa bàn thành phố như: Đường tránh phía tây, đại lộ Đông - Tây cũng đã được đầu tư, góp phần tăng khả năng kết nối và phát triển thành phố theo hướng Đông – Tây.
Theo kế hoạch đầu tư công của tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh này đang và sẽ rót vốn để triển khai 48 dự án giao thông trên địa bàn như: Đường từ quốc lộ 1A đi Mỏ sắt Thạch Khê, đường chạy dọc ven biển, đường vành đai phía đông TP Hà Tĩnh...
Tại kỳ họp thứ 17 khóa XVII, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua nghị quyết dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2021 với tổng nhu cầu đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 là 8.867 tỷ đồng.
Cụ thể, đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương dự kiến 2.510 tỷ đồng; trong đó, đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất là 1.200 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung là 1.000 tỷ đồng.
Vốn ngân sách trung ương dự kiến là 6.357 tỷ đồng, trong đó, vốn nước ngoài (ODA) là 1.599 tỷ đồng; vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia 1.046,66 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 46,66 tỷ đồng và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.000 tỷ đồng);
Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương là 3.712 tỷ đồng, trong đó, thu hồi vốn ứng trước: 740,646 tỷ đồng; các dự án triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 là 1.921,745 tỷ đồng; vốn đối ứng các dự án ODA là 349,976 tỷ đồng; vốn chuẩn bị đầu tư và khởi công mới các dự án quan trọng cấp bách: 699,25 tỷ đồng.
Trên cơ sở rà soát danh mục dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến nhu cầu đầu tư các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương, UBND tỉnh này dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2021 với những nội dung chính như tập trung xây dựng hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông trọng yếu, KKT Vũng Áng, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng đô thị, hình thành các trục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng tỉnh nông thôn mới kết nối với đô thị.
Trong lĩnh vực giao thông, theo Nghị quyết trên có 48 dự án giao thông chính đang và sẽ được triển khai có một số dự án thu hồi vốn ứng trước đáng chú ý như dự án đường nối quốc lộ 1A đến Mỏ sắt Thạch Khê có tổng vốn hơn 600 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương bố trí gần 525 tỷ đồng. Dự án đường ven biển Thạch Khê – Vũng Áng, giai đoạn 1 với tổng vốn 1.047 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương bố trí 984 tỷ đồng.
Các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 – 2025 có một số dự án trọng điểm như đường trục chính vào trung tâm đô thị mới Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh với toàn bộ vốn đầu tư được ngân sách bố trí hơn 409 tỷ đồng.
Dự án đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng có tổng vốn 1.495 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương phân bổ 850 tỷ đồng. Đường trục chính từ quốc lộ 1A đến khu đô thị trung tâm KKT Vũng Áng được trung ương bố trí toàn bộ vốn là 282 tỷ đồng.
Về các dự án bố trí vốn chuẩn bị được đầu tư trong năm nay, tổng cộng có 4 dự án đường và sửa chữa, cải tạo đường với tổng mức đầu tư 2.627 tỷ đồng. Cụ thể, dự án các tuyến đường gom và hệ thống thoát lũ khu vực đường tránh quốc lộ 1A đoạn qua TP Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng; dự án đường Vành đai phía đông TP Hà Tĩnh 950 tỷ đồng; dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh ĐT.553 đoạn từ Km7+00 – Km28+500 (Thạch Điền – Lộc Yên) 757 tỷ đồng hay dự án đường từ KCN đa ngành đi KCN cao KKT Vũng Áng trị giá 270 tỷ đồng. Toàn bộ các dự án này đều được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách trung ương.
Khu phức hợp Hòa Bình Xanh Đà Nẵng gồm 1.120 căn hộ của Công ty TNHH Hòa Bình. Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp Empire - Tòa nhà căn hộ khách sạn Cổ Cò của CTCP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô. Khu phức hợp Quang Nguyễn của CTCP Tư vấn xây dựng và Đầu tư Quang Nguyễn.
Khu resort nghỉ dưỡng ven biển Future Property Invest gồm 122 biệt thự do Công ty TNHH Future Property Invest làm chủ đầu tư. Cuối cùng là Tổ hợp căn hộ, thương mại dịch vụ và khách sạn Alphanam Luxury do CTCP Địa ốc Alphanam làm chủ đầu tư.
Sở Xây dựng Đà Nẵng lưu ý chủ đầu tư các dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ cam kết.
Phân khu đô thị sông Hồng sắp phê duyệt đi qua địa bàn huyện Đông Anh có diện tích gần 2.000 ha (tính cả mặt nước sông Hồng).
Phân khu đô thị sông Hồng sắp phê duyệt đi qua địa bàn huyện Đông Anh có diện tích khoảng gần 2.000 ha (tính cả mặt nước sông Hồng).. Phân khu thuộc địa bàn các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh và Đông Hội với khoảng 18 km đê Tả Hồng tính từ địa giới xã Đại Mạch đến xã Đông Hội.
Dự án đường Vành đai 2 TP HCM được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài 64 km và quy mô 6 - 10 làn xe. Tuyến này chạy qua các quận, huyện: 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân.
Đây là dự án được kỳ vọng giúp giải tỏa các luồng xe tải đi xuyên tâm thành phố, giảm áp lực phương tiện và tai nạn giao thông. Tuy nhiên dự án đang bị chậm tiến độ trong nhiều năm qua.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, đường Vành đai 2 còn 14 km chưa khép kín, được chia thành 3 đoạn tương ứng với 4 dự án, gồm: Đoạn từ cầu Phú Hữu (Quận 9) đến xa lộ Hà Nội; đoạn từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), đoạn từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức) và đoạn từ Quốc lộ 1A đến Nguyễn Văn Linh.